Batimex Group xin chia sẻ về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản
Quyền Lợi
Tiền lương.
– Hình thức trả lương: doanh nghiệp được phép lựa chọn 1 trong 2 hình thức trả lương sau để thanh toán cho thực tập sinh:
+ Lương theo giờ: Lương cơ bản = Lương giờ tối thiểu x số giờ làm trong ngày x số ngày làm việc trong tháng .( Khoảng 120.000 Yên/tháng)
+ Lương theo tháng: Tiền lương được chi trả theo tháng ( lương tối thiểu). Tuy nhiên , những ngày TTS phải đi làm theo chế độ mà nghỉ việc sẽ bị trừ – không được hưởng lương.
Trợ cấp làm đêm, làm thêm giờ.
– Làm việc ngoài giờ, làm đêm: được tăng thêm 25% lương cơ bản theo giờ.
– Làm việc vào ngày nghỉ: được tăng thêm 35 % lương cơ bản theo giờ.
Thời gian làm việc nghỉ ngơi
– Giờ làm việc được quy định trong hợp đồng lao động
– Các nhà máy Nhật Bản thường có lịch làm việc theo năm, thường thì làm vieeccj không quá 8h/ ngày và 40h/ tuần ( giờ ăn trưa không tính giờ làm việc), có làm theo ca.
Nghỉ phép
Điều kiện: Đủ 6 tháng làm việc liên tục trở lên
Thời gian nghỉ: 10 ngày / năm làm việc
Người Nhật Bản thường chỉ nghỉ khi có việc thực sự quan trọng nếu không họ vẫn đi làm trong ngày nghỉ phép. Nghỉ phép vẫn đi làm không được quy đổi thành tiền.
Nghỉ lễ
Người lao động được nghỉ lễ:
– Tết dương lịch
– Tuần lễ vàng
– Nghỉ hè
Khám chữa bệnh trong và ngoài thời gian làm việc
Thực tập sinh kỹ năng tham gia bảo hiểm y tế:
. Bị ốm đau, bị thương khi không làm việc vẫn có thể được điều trị theo chế độ bảo hiểm y tế. Theo đó người bệnh được BHYT chi trả 70 % và bản thân tự chi 30% chi phí điều trị. Khi khám chữa bệnh, TTS tự trả trước chi phí và lấy hóa đơn để gửi BHYT làm thủ tục thanh toán lại.
. Bị thuơng, bị bệnh trong thời gian tu nghiệp sẽ được hoàn trả toàn bộ chi phí điều trị.
. Các trường hợp sau đây không thuộc đối tượng bảo hiểm: Thai nghén, sinh đẻ, sẩy thai và các bệnh phát sinh từ các bệnh trên, bệnh về răng trừ chi phí điều trị răng do do tai nạn gây nên.
Nghỉ ốm
Nghỉ để điều trị tai nạn lao động theo yêu cầu điều trị, lương trong thời gian nghỉ do tai nạn lao động được áp dụng theo mức bảo hiểm mà thực tập sinh tham gia.
Nghỉ việc riêng
Nghỉ việc lý do cá nhân phải xin phép, tùy tình hình công việc mà chủ sử dụng lao động có thể đồng ý hoặc không. không có lương.
Trợ cấp 1 lần khi thôi bảo hiểm
Sau khi kết thúc hợp đồng về nước thực tập sinh sẽ được bảo hiểm hoàn trả một phần số tiền bảo hiểm an sinh hưu tù thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm và thu nhập bình quân.
– Tham gia bảo hiểm 06 tháng đến dưới 12 tháng.
+ Số tiền được hoàn trả = thu nhập bình quân x 0,4
– Tham gia bảo hiểm từ 12 tháng đến đưới 18 tháng
+ Số tiền được hoàn trả = thu nhập bình quân x 0,8
– Tham gia bảo hiểm từ 18 đến 24 tháng.
+ Số tiền được hoàn trả = thu nhập bình quân x 1,3
Trong đó thu nhập bình quân = tổng thu nhập của toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm chia cho số tháng thực tế tham gia bảo hiểm.
Lưu ý:
Thời gian tham gia bảo hiểm an sinh hưu trí dưới 6 tháng thì không được nhận tiền hoàn trả.
Tỷ lệ tính phí bảo hiểm và tỷ lệ tính số tiền hoàn trả có thể thay đổi tùy thời điểm theo quy định của chính phủ Nhật Bản.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH MÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN PHẢI CHẤP HÀNH
Hoàn thành các thủ tục bắt buộc:
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ: thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách
– Làm thủ tục đăng ký người nước ngoài đúng hạn
Sau giai đoạn học tập trung tại nghiệp đoàn ( từ 1 tháng đến 2 tháng) thực tập sinh ( TTS ) sẽ được xí nghiệp tiếp nhận hướng dẫn làm thẻ đăng ký người nước ngoài, thẻ cư trú cần mang theo người.
Thẻ này có thời hạn 1 năm, sau đó gia hạn.
Chấp hành chế độ làm việc:
TTS sẽ phải thi tay nghề sau 1 năm làm việc, công ty chỉ thê dụng trong trường hợp TTS đậu kỳ thi này.Trường hợp không đậu sẽ phải về nước.
Nếu tranh chấp giữa chủ sử dụng và TTS không giải quyết được thì yêu cầu Nghiệp đoàn hoặc ban quản lý lao động Đại Sứ quán Việt Nam xử lý.
Các khoản khấu trừ lương
– Thuế thu nhập: TTS làm giấy chứng nhận phụ dưỡng 3 người thân trở lên, chưa tới hoặc ngoài tuổi lao động , mất sức lao động tại Việt Nam thì tùy trường hợp xem xét có thể miễn giảm.
Ví dụ: Tổng thu nhập của TTS trong 1 tháng nằm trong khoảng 121.000 đến 123.000 Yên thì mức thuế phải nộp là 3.250 Yên( nếu không có người phụ dưỡng), có khả năng được xem xét giảm xuống 400 Yên ( nếu có 1 người phụ dưỡng), 0 Yên ( nếu có từ 2 người phụ dưỡng trở lên)
– Thuế cư trú: Là loại thuế mà TTS phải đóng cho chính quyền địa phương thông qua nơi làm việc.Mức thuế căn cứ vào tổng thu nhập 1 năm trước đó (từ 1/1 đến 31/12), thời điểm nộp thuế là tháng 6 hàng năm.
– Bảo hiểm lao động: Bao gồm 2 khoản thuế là bảo hiểm y tế và bảo hiểm an sinh hưu trí:
+ Bảo hiểm y tế : mức bảo hiểm là 8,2 % tổng thu nhập trong tháng ( gồm tiền lương cơ bản và tiền làm thêm giờ) trong đó xí nghiệp và TTS mỗi bên đóng 1 nửa.
Ví dụ: tổng thu nhập trong tháng của TTS 126.00 Yên thì phí bảo hiểm việc làm phải đóng của tháng đó là ( 126.000×8,2%):2 = 5.166 Yên
+ Bảo hiểm lao động : với các ngành nghề sản xuất chế tạo thì tỷ lệ đóng phí bảo hiểm là 19,5/1000 tổng thu nhập trong tháng, trong đó xí nghiệp chịu 11,5/1000 , thực tập sinh chịu 8/1000
Ví dụ: tổng thu nhập trong tháng của thực tập sinh là 126.000 Yên thì phí bảo hiểm đóng của tháng đó là : (126.000×8)+ 1000 = 1008 Yên).
+ Bảo hiểm an sinh lưu trú: Mức phí bảo hiểm là 14,642% tổng thu nhập trong tháng ( gồm lương cơ bản và tiền làm thêm giờ) trong xí nghiệp và TTS mỗi bên đóng 1 nửa.
Ví dụ tổng thu nhập của TTS trong tháng là 126.000 Yên thì phí bảo hiểm y tế TTS phải đóng của tháng đó là: (126.000×14,642%):2 = 9.224 Yên
Nguồn: Hiệp hội xuất khẩu việt nam vamas
EmoticonEmoticon