Tìm hiểu nét văn hóa trà đạo của đất nước mặt trời mọc

16:39 Add Comment
Trà đạo là hoạt động uống trà đặc thù mang tính nghệ thuật, mang phong cách tình cảm riêng của người Nhật Bản, mà đặc điểm chính là pha trà và thưởng thức trà. Nghệ thuật này đã có hơn 500 năm lịch sử ở Nhật.

Tìm hiểu nét văn hóa trà đạo của đất nước mặt trời mọc

Người sáng lập trà đạo là một hòa thượng tên gọi Muratashu Mitsu. Ông đã tìm thấy hương vị tuyệt vời trong khi uống trà. Sau này, các đệ tử của ông đã phát huy ảnh hưởng và hình thành nên một môn nghệ thuật lưu truyền đến ngày nay.

Những người Nhật thích uống trà thường thành lập những nhóm nhỏ, chọn ngày mời nhau cùng thưởng thức. Số người tham gia mỗi lần không vượt quá 4 người và hoàn cảnh tổ chức một buổi trà đạo cũng có những quy định đặc biệt. Những gia đình khá giả thường cho xây ba căn phòng nhỏ trong vườn riêng nhà mình, hai phòng nối liền nhau, trong đó một phòng là phòng trà - nơi tổ chức trà đạo, phòng kia đặt than, bộ đồ trà và vòi nước. Phòng còn lại là nơi nghỉ ngơi của khách, phải cách hai phòng kia một khoảng nhất định. Trong vườn có những con đường nhỏ lát đá, quanh co với hai bên trồng hoa và cây cảnh làm cho không gian trong vườn yên tĩnh và thanh nhã. Bố trí trong phòng trà cũng rất được chú ý. Thông thường là treo tranh của các danh họa nổi tiếng, có hoa cắm nghệ thuật để khách mời được thưởng thức nghệ thuật mang hương sắc cổ kính.

Thời gian tổ chức trà đạo chia ra làm 4 loại: trà sáng (7h sáng), sau ăn cơm (8h sáng), giữa trưa (12h trưa) và câu chuyện buổi tối (6h tối). Khách mời đúng giờ đến phòng nghỉ, gõ vào chiếc chuông gỗ báo hiệu đã đến. Chủ nhà nghe tiếng chuông sẽ từ phòng trà ra đón khách. Trước cửa phòng trà có đặt một chiếc cối đá đựng đầy nước, khách phải rửa sạch tay trước khi vào phòng. Cửa ra vào có một ô cửa cao gần 3 thước để khách tháo giày đi vào. Khi bước vào phòng phải khom mình tỏ ý khiêm tốn. Nếu khách là võ sĩ thì phải tháo kiếm trước mới được bước vào để biểu thị không khí hòa bình. Trong số khách, người tinh thông trà đạo được cử làm người chủ trì. Người chủ trì phải cạo trọc đầu để biểu thị sạch sẽ, thanh khiết. Trong phòng trà, một góc chiếu có đặt bếp lò và nồi nước bằng gốm, trước bếp đặt bộ đồ trà. Bộ đồ trà phải thô, nặng có men màu cam hoặc đen đậm dáng vẻ cổ kính. Trong khi chủ nhân đun nước thì khách dùng điểm tâm. Món điểm tâm này hết sức tinh tế phải được làm căn cứ vào thời tiết. Ví dụ: tổ chức trà đạo vào mùa thu thì món điểm tâm phải làm giống như lá phong hoặc hoa cúc. Trà để pha là loại bột trà xanh được chế biến cẩn thận bằng cách giã nát trong cối đá - người Nhật gọi là nghiền trà.

Có hai cách pha trà: pha đặc và pha loãng. Trà đặc thông thường ba người thay nhau uống một bát, mỗi người ba hớp rưỡi hết 1/3 bát. Trà loãng mỗi người uống riêng một bát. Trà đặc có màu xanh đậm, hương thơm hơi chát. Chủ nhân múc hai muôi gỗ trà cho vào bát, đổ nước sôi, dùng que trúc khuấy đều để trà có nước đặc như bột đậu. Bát đầu tiên mời người chủ trì, người chủ trì nâng bát trà ngang trán rồi mới uống. Khi uống phải chép miệng để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của chủ nhân. Khi tất cả khách uống xong thì nghi thức trà đạo cũng kết thúc. Nhưng đôi khi còn một nghi lễ cao hơn là ăn cơm thường sau khi uống trà. Tuy gọi là cơm thường nhưng cũng thịnh soạn.

Trà đạo đã hình thành nhiều trường phái khác nhau, chủ yếu có ba trường phái lớn là: Risenka, Hyosenka và Bushakoro Senka. Mỗi nhà đều theo chế độ gia truyền - tức là con thường kế nghiệp bố làm người chủ trì trà đạo của gia đình đó.

Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân. Có người dùng 4 chữ "hòa, kính, thanh, tịnh" để khái quát tinh thần cơ bản của trà đạo. "Hòa" là hòa bình; "kính" là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; "thanh" tức là thanh tịnh, thanh khiết; còn "tịch" là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn.

Trà đạo ngày nay càng phổ biến hơn ở Nhật Bản, rất nhiều cô gái trẻ dồn tâm sức học tập trà đạo, tu nhân dưỡng tính để cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống tinh thần phong phú và đẹp đẽ hơn.

Tìm hiểu phong cách giao tiếp của người Nhật Bản

16:35 Add Comment
Trong công tác, với tác phong công nghiệp, người Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước.

Tìm hiểu phong cách giao tiếp của người Nhật Bản

Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.

Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Khi muốn làm quen hoặc giao dịch công tác, bạn nên trao một tấm danh thiếp để tự giới thiệu mình. Điều này rất quan trọng vì là thông điệp chính thức giúp hai bên dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.

Tìm hiểu phong cách giao tiếp của người Nhật Bản

Khác với những người châu Âu, khi đi du lịch, chỉ thích xách máy ảnh chụp phong cảnh, người Nhật thích chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy, khi đi thăm quan một nơi nào đó mà lúc về họ được tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì không gì bằng. Các thương nhân Nhật thích chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở tại.

Người Nhật rất tôn kính Nhật hoàng nên xin đừng hỏi Nhật hoàng bao nhiêu tuổi, tính tình ra sao. Họ sẽ nghĩ ngay đến quốc thể bởi chỉ một câu sai ngữ pháp hay dùng nhầm từ của người tiếp chuyện. Nếu muốn cuộc tiếp xúc không tẻ nhạt thì bạn nên hướng tới chủ đề không ở đâu kiêng kỵ như thể thao, thời tiết, kinh tế, chứng khoán.

Những người có quan hệ làm ăn chặt chẽ với người Nhật, chắc hẳn phải biết ở Nhật Bản các loại quà tặng được bán chạy nhất, nhì thế giới. Như luật bất thành văn, họ tặng nhau quà trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật. 

Chúng ta sẽ học được gì ở cách giao tiếp trong công sở của người Nhật Bản

15:48 Add Comment
Văn hóa công sở hiện nay được xem là một trong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại lâu dài của công ty. Trên thế giới hiện nay, các công ty Nhật Bản được xem là các công ty xây dựng văn hóa công ty đạt hiệu quả nhất và nhờ đó trở thành các công ty hàng đầu trên thế giới như Honda, Toyota, Missushita…Vâỵ chúng ta sẽ học được gì ở cách giao tiếp trong công sở của người Nhật? Bài viết này sẽ phần nào cho bạn câu trả lời thỏa đáng nhất:

Chúng ta sẽ học được gì ở cách giao tiếp trong công sở của người Nhật Bản

Thường thì cứ vào tháng tư hàng năm, các công ty Nhật lại tiếp nhận nhiều nhân viên mới, sau đó tiến hành bước đầu tiên cho việc đào tạo thành nhân viên thật sự của công ty kèm theo nhiều quy định chặt chẽ, có thể dạy nhân viên mới cách ứng xử qua những công việc hàng ngày như pha trà, quét dọn,… cũng có những công ty có cách giáo dục mang sắc thái riêng của công ty mình. Các công ty dù lớn hay nhỏ cũng ban hành rất nhiều quy định cụ thể từ cách quyết định vấn đề, phạm vi trách nhiệm,quyền hạn, cách thực thi cho đến đạo đức của một nhân viên, giờ làm việc, trang phục, cách ứng xử giao tiếp với khách, v.v.

Các kiểu cúi người khi chào:

Cúi người cũng là tập quán đặc biệt của người Nhật. Có ba kiểu cúi người khi đang đứng, phân chia căn cứ vào mức độ quan hệ giữa bản thân người chào và người đối diện, vào địa điểm, thời gian và hoàn cảnh. Trước hết là kiểu “chào nhẹ” khi gặp khách hay cấp trên ở hành lang, đầu chỉ hơi cúi chào. Thứ hai là kiểu “chào bình thường”, cúi người thấp hơn một chút khi chào tương đối trịnh trọng. Cuối cùng là kiểu “chào lễ phép”, cúi người thấp hẳn xuống, dùng khi chào một khách trịnh trọng. Không cúi đầu mà phải để thẳng lưng và hơi gập người ở chỗ thắt lưng mới đúng. Cách để tay của nam và nữ cũng khác nhau, nam giới để tay ở hai bên hông còn nữ giới để tay phía trước người.

Cách ứng xử qua điện thoại.

Các công ty Nhật Bản có quan điểm cho rằng cách ứng xử qua điện thoại của nhân viên là một tiêu chuẩn để người ngoài đánh giá công ty, có khi còn ảnh hưởng đến sự thành bại trong công việc. Khi có điện thoại đến, phải cầm máy ngay trong vòng một, hai tiếng chuông và xưng tên công ty, không được để khách chờ. Trường hợp nếu bận công việc mà sau ba tiếng chuông mới nhấc máy thì câu nói đầu tiên là xin lỗi. Khi gọi điện thoại phải cố gắng nói ngắn gọn nội dung công việc để không làm mất thời gian của người nghe, thậm chí cần phải ghi những điều cần nói trước khi bấm số.

Coi trọng hình thức.

Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể hiện văn hóa Nhật Bản. Chú ý đến hình thức bên ngoài là phép lịch sự thể hiện việc giữ gìn phẩm chất con người, nhất là trong môi trường kinh doanh. Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, gọn gàng, sạch sẽ ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá nhân và của công ty. Trong việc giáo dục, đào tạo nhân viên, có công ty còn chú ý đến việc hướng dẫn chi tiết từ trang phục đến cách để đầu tóc, móng tay. Phương châm của người Nhật là xuất phát từ hình thức, có nghĩa là bắt đầu từ việc hoàn thiện hình thức, sau đó tiếp tục cụ thể hóa dần nội dung

Thái độ làm việc.

Nhân viên luôn phải giữ đúng hẹn, tuyệt đối không để khách chờ. Bởi vậy nhiều người Nhật có thói quen vặn nhanh đồng hồ đeo tay vài phút. Việc giữ đúng hẹn còn thể hiện qua cách hẹn điện thoại trước, đến cơ quan đúng giờ, giao hàng cho khách đúng thời gian quy định. Trong khi làm việc, nhân viên trong công ty Nhật hay dùng chữ “chúng tôi” hơn là “tôi”, người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau. Trong cách ứng xử với sếp, có thể ở Nhật, sự phân cấp giữa nhân viên và sếp là một trong những điều nổi tiếng điển hình cho văn hoá công sở Nhật Bản, nhân viên phải chú ý từ cách thức nói chuyện, cúi chào, đến ăn uống….

Danh thiếp rất được coi trọng khi chào hỏi làm quen lần đầu.

Sau khi nhận danh thiếp, phải giữ gìn cẩn thận để thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp. Không được nhét vào túi, mà phải cẩn thận cho vào sổ danh thiếp, còn lúc đang nói chuyện thì phải tạm đặt nó lên bàn.

Ngoài ra, để bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ của người khác, vào mùa hè và mùa đông trong năm, người Nhật có tập quán bày tỏ dưới hình thức tặng quà giữa năm (chugen) và quà tặng cuối năm (seibo) giữa các cá nhân và các công ty với nhau.

Cách ứng xử khôn khéo, mềm mỏng, lịch sự trong công việc phối hợp với tập quán tốt đã giúp người Nhật có những thành công tuyệt vời trong kinh doanh. Các bạn đã học tập được những gì từ cách ứng xử đó? Chúc các bạn có được phong cách giao tiếp chuyên nghiệp!

Quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản

09:41 Add Comment
Batimex Group xin chia sẻ về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản

Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản

Quyền Lợi

Tiền lương.

– Hình thức trả lương: doanh nghiệp được phép lựa chọn 1 trong 2 hình thức trả lương sau để thanh toán cho thực tập sinh:
+ Lương theo giờ: Lương cơ bản = Lương giờ tối thiểu x số giờ làm trong ngày x số ngày làm việc trong tháng .( Khoảng 120.000 Yên/tháng)

+ Lương theo tháng: Tiền lương được chi trả theo tháng ( lương tối thiểu). Tuy nhiên , những ngày TTS phải đi làm theo chế độ mà nghỉ việc sẽ bị trừ – không được hưởng lương.

Trợ cấp làm đêm, làm thêm giờ.

– Làm việc ngoài giờ, làm đêm: được tăng thêm 25% lương cơ bản theo giờ.
– Làm việc vào ngày nghỉ: được tăng thêm 35 % lương cơ bản theo giờ.

Thời gian làm việc nghỉ ngơi

– Giờ làm việc được quy định trong hợp đồng lao động
– Các nhà máy Nhật Bản thường có lịch làm việc theo năm, thường thì làm vieeccj không quá 8h/ ngày và 40h/ tuần ( giờ ăn trưa không tính giờ làm việc), có làm theo ca.

Nghỉ phép

Điều kiện: Đủ 6 tháng làm việc liên tục trở lên
Thời gian nghỉ: 10 ngày / năm làm việc
Người Nhật Bản thường chỉ nghỉ khi có việc thực sự quan trọng nếu không họ vẫn đi làm trong ngày nghỉ phép. Nghỉ phép vẫn đi làm không được quy đổi thành tiền.

Nghỉ lễ

Người lao động được nghỉ lễ:
– Tết dương lịch
– Tuần lễ vàng
– Nghỉ hè

Khám chữa bệnh trong và ngoài thời gian làm việc

Thực tập sinh kỹ năng tham gia bảo hiểm y tế:

. Bị ốm đau, bị thương khi không làm việc vẫn có thể được điều trị theo chế độ bảo hiểm y tế. Theo đó người bệnh được BHYT chi trả 70 % và bản thân tự chi 30% chi phí điều trị. Khi khám chữa bệnh, TTS tự trả trước chi phí và lấy hóa đơn để gửi BHYT làm thủ tục thanh toán lại.
. Bị thuơng, bị bệnh trong thời gian tu nghiệp sẽ được hoàn trả toàn bộ chi phí điều trị.
. Các trường hợp sau đây không thuộc đối tượng bảo hiểm: Thai nghén, sinh đẻ, sẩy thai và các bệnh phát sinh từ các bệnh trên, bệnh về răng trừ chi phí điều trị răng do do tai nạn gây nên.

Nghỉ ốm

Nghỉ để điều trị tai nạn lao động theo yêu cầu điều trị, lương trong thời gian nghỉ do tai nạn lao động được áp dụng theo mức bảo hiểm mà thực tập sinh tham gia.

Nghỉ việc riêng

Nghỉ việc lý do cá nhân phải xin phép, tùy tình hình công việc mà chủ sử dụng lao động có thể đồng ý hoặc không. không có lương.

Trợ cấp 1 lần khi thôi bảo hiểm

Sau khi kết thúc hợp đồng về nước thực tập sinh sẽ được bảo hiểm hoàn trả một phần số tiền bảo hiểm an sinh hưu tù thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm và thu nhập bình quân.
– Tham gia bảo hiểm 06 tháng đến dưới 12 tháng.
+ Số tiền được hoàn trả = thu nhập bình quân x 0,4
– Tham gia bảo hiểm từ 12 tháng đến đưới 18 tháng
+ Số tiền được hoàn trả = thu nhập bình quân x 0,8
– Tham gia bảo hiểm từ 18 đến 24 tháng.
+ Số tiền được hoàn trả = thu nhập bình quân x 1,3
Trong đó thu nhập bình quân = tổng thu nhập của toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm chia cho số tháng thực tế tham gia bảo hiểm.
Lưu ý: 
Thời gian tham gia bảo hiểm an sinh hưu trí dưới 6 tháng thì không được nhận tiền hoàn trả.
Tỷ lệ tính phí bảo hiểm và tỷ lệ tính số tiền hoàn trả có thể thay đổi tùy thời điểm theo quy định của chính phủ Nhật Bản.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH MÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN PHẢI CHẤP HÀNH

Hoàn thành các thủ tục bắt buộc:

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ: thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách
– Làm thủ tục đăng ký người nước ngoài đúng hạn
Sau giai đoạn học tập trung tại nghiệp đoàn ( từ 1 tháng đến 2 tháng) thực tập sinh ( TTS ) sẽ được xí nghiệp tiếp nhận hướng dẫn làm thẻ đăng ký người nước ngoài, thẻ cư trú cần mang theo người.
Thẻ này có thời hạn 1 năm, sau đó gia hạn.

Chấp hành chế độ làm việc:

TTS sẽ phải thi tay nghề sau 1 năm làm việc, công ty chỉ thê dụng trong trường hợp TTS đậu kỳ thi này.Trường hợp không đậu sẽ phải về nước.
Nếu tranh chấp giữa chủ sử dụng và TTS không giải quyết được thì yêu cầu Nghiệp đoàn hoặc ban quản lý lao động Đại Sứ quán Việt Nam xử lý.

Các khoản khấu trừ lương

– Thuế thu nhập: TTS làm giấy chứng nhận phụ dưỡng 3 người thân trở lên, chưa tới hoặc ngoài tuổi lao động , mất sức lao động tại Việt Nam thì tùy trường hợp xem xét có thể miễn giảm.

Ví dụ: Tổng thu nhập của TTS trong 1 tháng nằm trong khoảng 121.000 đến 123.000 Yên thì mức thuế phải nộp là 3.250 Yên( nếu không có người phụ dưỡng), có khả năng được xem xét giảm xuống 400 Yên ( nếu có 1 người phụ dưỡng), 0 Yên ( nếu có từ 2 người phụ dưỡng trở lên)

– Thuế cư trú: Là loại thuế mà TTS phải đóng cho chính quyền địa phương thông qua nơi làm việc.Mức thuế căn cứ vào tổng thu nhập 1 năm trước đó (từ 1/1 đến 31/12), thời điểm nộp thuế là tháng 6 hàng năm.

– Bảo hiểm lao động: Bao gồm 2 khoản thuế là bảo hiểm y tế và bảo hiểm an sinh hưu trí:

+ Bảo hiểm y tế : mức bảo hiểm là 8,2 % tổng thu nhập trong tháng ( gồm tiền lương cơ bản và tiền làm thêm giờ) trong đó xí nghiệp và TTS mỗi bên đóng 1 nửa.
Ví dụ: tổng thu nhập trong tháng của TTS 126.00 Yên thì phí bảo hiểm việc làm phải đóng của tháng đó là ( 126.000×8,2%):2 = 5.166 Yên

+ Bảo hiểm lao động : với các ngành nghề sản xuất chế tạo thì tỷ lệ đóng phí bảo hiểm là 19,5/1000 tổng thu nhập trong tháng, trong đó xí nghiệp chịu 11,5/1000 , thực tập sinh chịu 8/1000
Ví dụ: tổng thu nhập trong tháng của thực tập sinh là 126.000 Yên thì phí bảo hiểm đóng của tháng đó là : (126.000×8)+ 1000 = 1008 Yên).

+ Bảo hiểm an sinh lưu trú: Mức phí bảo hiểm là 14,642% tổng thu nhập trong tháng ( gồm lương cơ bản và tiền làm thêm giờ) trong xí nghiệp và TTS mỗi bên đóng 1 nửa.
Ví dụ tổng thu nhập của TTS trong tháng là 126.000 Yên thì phí bảo hiểm y tế TTS phải đóng của tháng đó là: (126.000×14,642%):2 = 9.224 Yên

Nguồn: Hiệp hội xuất khẩu việt nam vamas

Hồ sơ cần chuẩn bị để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tại công ty Batimex

09:31 Add Comment
Batimex Group xin hướng dẫn hồ sơ cần chuẩn bị để tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại công ty Batimex:
Hồ sơ cần chuẩn bị để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tại công ty Batimex

1. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường: 2 bản
2. Sổ hộ khẩu, CMND, Giấy khai sinh (Sao y theo khổ A4 và chứng thực): 3 bản
3. Học bạ cấp 2 hoặc cấp 3 photo công chứng: 2 bản
4. Các văn bằng: Bằng tốt nghiệp cấp 2, cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học (nếu có), (sao y bản chính theo khổ A4 và chứng thực): 2 bản
5. Đơn tự nguyện về việc xin đi làm việc tại Nhật Bản: 1 bản (làm lại công ty)
6. Giấy xác nhận nhân sự: 1 bản
Lưu ý: làm theo mẫu quy định có dấu xác nhận của Công an xã, phường nơi lao động cư trú. Yêu cầu có dán ảnh 4x6cm vào ô dán ảnh và đóng dấu giá lai lên ảnh.
7. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu còn độc thân). Trường hợp đã kết hôn thì công chứng giấy Đăng ký kết hôn: 1 bản
8. Phiếu khám sức khỏe theo quy định của Bộ y tế (khám tại Bệnh viện Tràng An)
9. Phiếu đăng ký dự tuyển - Khai FORM (khai tại công ty sau khi đã nộp đầy đủ hồ sơ)
10. Dịch thuật các văn bằng và công chứng: 2 bản (công ty làm giúp người lao động)
11. Ảnh thẻ: Chụp tại công ty (Hiệu ảnh AAM)
12. Ảnh chụp chung các thành viên trong gia đình: 1 ảnh
13. Hộ chiều (pastport): Trường hợp chưa có hộ chiếu, phải có giấy hẹn (biên nhận) lấy hộ chiếu (có thể bổ xung sau)


Lưu ý: 

1. Các văn bản phải do chính tay người lao động viết, không được viết tắt, tẩy xóa và phải viết cùng một loại mực.
2. Các văn bản sao y bản chính (photo) từ 2 trang giấy trở lên phải đóng giáp lai, ảnh dán trên văn bản yêu cầu phải đóng giáp lai
3. Yêu cầu kê khai trung thực, chính xác và đầy đủ các thông tin theo nội dung FORM. Nếu phát hiện kê khai sai thông tin các nhân sẽ bị loại khỏi chương trình XKLĐ của công ty.

Một số tiêu chí để có thể tham gia được chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản

22:29 Add Comment
Để tham gia được chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản tại công ty Batimex thì bài viết này sẽ chia sẻ cụ thể tới tất cả các bạn.

Một số tiêu chí để có thể tham gia được chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản

1. Độ tuổi

- Nam từ 19 đến 32 tuổi
- Nữ từ 18 đến 35 tuổi


Đây là khung tuổi vàng để có thể tham gia được chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Batimex. Ngoài khung tuổi trên ra thì người lao động vẫn còn cơ hội để tham gia tuy nhiên số lượng các đơn hàng sẽ không nhiều và cần người lao động thực sự quyết tâm và kiên trì.

2. Chiều cao, cân nặng

- Nam cao từ 160 cm, nặng 52 kg trở lên
- Nữ cao từ 150 cm, nặng 40 kg trở lên

Thị trường Nhật Bản không quá khắt khe về chiều cao cân nặng nhưng người lao động cần phải có ngoại hình cân đối.

3. Trình độ

Trước đây để có thể tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản thì yếu tố bằng cấp là rất quan trọng, người lao động tối thiểu phải tốt nghiệp cấp 3, trung cấp trở lên. Hiện tại số lượng các đơn hàng lấy trình độ cấp 2 cũng tương đối lớn như các ngành nghề xây dựng, nông nghiệp, may mặc,... và đây cũng là cơ hội lớn cho những lao động phổ thông của chúng ta.

 4. Chưa từng xin visa tại Nhật Bản

Chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản có tên gọi chính xác là: chương trình "Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các quốc gia đang phát triển" và đất nước Việt Nam của chúng ta cũng nằm trong đối tượng đó. Sau khi người lao động hết hạn hợp đồng về nước sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho nên tham gia chương trình này người lao động chỉ có thể tham gia 1 lần. Những trường hợp đã từng xin visa tại Nhật Bản với bất kỳ một hình thức nào kể cả du học, du lịch đều không thể tham gia được.

5. Sức khỏe tốt

Người lao động cần thỏa mãn các yêu cầu của thị trường Nhật Bản đặc biệt là không mắc các bệnh truyền nhiễm, viêm gan b

6. Ý thức, đạo đức, tác phong tốt

Nhật Bản rất khắt khe trong yếu tố con người, hầu hết các đơn hàng tuyển chọn đều phỏng vấn trực tiếp nên các ông chủ nghiệp đoàn, xí nghiệp rất coi trọng thái độ, ý thức, tác phong của người lao động và những trường hợp xăm trổ gần như không có cơ hội để tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản

Với một vài chia sẻ trên Batimex Group hy vọng tất cả người lao động có ý định và nhu cầu tìm hiểu về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản tự nhìn nhận được mình có phù hợp với chương trình không. 


Lợi ích của chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đem lại

22:50 Add Comment
Nói đến xuất khẩu lao động thì không còn lạ lẫm gì đối với người lao động ở quốc gia hình chữ S với gần 90 triệu dân. Tuy nhiên, xuất khẩu lao động lại có rất nhiều thị trường để chúng ta có thể lựa chọn như: Malaysia, Đài Loan, Trung Đông, Ả rập xê út, Angieria, Nhật Bản, Hàn Quốc,...và mỗi một thị trường lại có một đặc điểm khác nhau như ngôn ngữ, môi trường sống, nét văn hóa, mức thu nhập. Trong bài viết này Batimex Group xin phép được chia sẻ một số lợi ích chính của chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản và lý do mà Batimex Group lại lựa chọn thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản làm thị trường chiến lược và định hướng phát triển lâu dài.

Lợi ích của chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đem lại

1. Lý do mà Batimex Group lựa chọn thị trường Nhật Bản làm thị trường chiến lược và xuyên suốt trong quá trình hoạt động

Mỗi một thị trường xuất khẩu lao động có một đặc điểm và ưu thế khác nhau. Sau đây chúng tôi xin phép được có một số đánh giá sơ qua về một số thị trường xuất khẩu lao động ở khu vực Châu Á. Theo đánh giá của chúng tôi ở khu vực Châu Á trước đây có thị trường xuất khẩu lao động Malaysia rất phát triền trong giai đoạn những năm 2000 với mức lương cơ bản 7 triệu đồng/tháng cũng tương đối phù hợp với lúc bấy giờ và nước ta xuất khẩu lao động sang Malaysia với số lượng không hề nhó. Tuy nhiên nếu đem mức lương cơ bản 7 triệu không hề thay đổi của gần 20 năm trước để áp dụng vào năm 2017 thì không còn phù hợp. Vì sao ư, hiện nay các khu công nghiệp ở Việt Nam mọc lên rất nhiền và mức thu nhập của công nhân Việt Nam tại các khu công nghiệp đó cũng từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng.

Sau đó chúng ta có thị trường xuất khẩu lao động sang Đài Loan, và hiện nay mức lương cơ bản của lao động phổ thông tại Đài Loan là khoảng 14 triệu đồng/tháng. Với mức lương cộng thêm thời gian tăng ca trung bình thì một lao động tại thị trường Đài Loan có thể tích lũy được từ 10 đến 12 triệu đồng gửi về gia đình. Song thời gian gần đây do nền kinh tế Trung Quốc lâm vào tình trạng khó khăn nên các công xưởng bên Đài Loan cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều, cộng thêm tỷ lệ lao động bỏ trốn tại Đài Loan cũng rất lớn với trên 1000 lao động/tháng nên thị trường Đài Loan không còn là mảnh đất mầu mỡ nữa đối với người lao động Việt Nam.

Tiếp đó là thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc với mức thu nhập tương đối cao, rất nhiều người lao động mơ ước được đặt chân lên quốc gia xứ kim chi này. Nhưng có một vấn đề rất nổi cộm mà chính phủ hai quốc gia đang tìm hướng giải quyết, đó là số lượng lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc rất lớn. Cho nên chính phủ Hàn Quốc vẫn đang rất khắt khe trong vấn đề tiếp nhận lao động Việt Nam, hiện nay chương trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc chủ yếu là chỉ tiêu của Bộ Lao động từ mối quan hệ hợp tác giữa hai Bộ lao động của hai quốc gia.

Còn lại thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản, trước đây tiêu chuẩn để lựa chọn một lao động sang thị trường Nhật Bản rất khắt khe từ vấn đề trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, ngoại hình chiều cao cân nặng, độ tuổi,... Tuy nhiên tính đến năm 2017 thì lại khác, mối quan hệ hữu nghị hợp tác của hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản ngày càng sâu rộng, chính phủ hai nước đã có nhiều ký kết hợp tác cùng phát triển trong đó có nhiều quyết định quan trọng mang tính mở cửa đối với lao động Việt Nam. Và giờ người lao động Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để có thể sang Nhật làm việc, các tiêu chuẩn sang Nhật Bản giờ càng dễ dàng hơn. Trong gian đoạn dân số Nhật Bản đang bị già hóa đi rất nhiều trong khi Việt Nam chúng ta đang trong quá trình dân số vàng, thì tại sao chúng ta không nắm bắt lấy cơ hội này.

Batimex Group với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Nhật Bản và hiện tại đang thuộc top doanh nghiệp dẫn đầu cả nước về chương trình xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản.

2. Những lợi ích mà chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đem lại

- Một lao động sang Nhật Bản làm việc trong thời gian 3 năm thì mức thu nhập trung bình có thể đạt được từ 700 đến 800 triệu đồng, so với một lao động phổ thông làm việc 3 năm tại Việt Nam thì mức tích lũy sẽ là con số bao nhiêu?

- Người lao động phổ thông được tiếp xúc với môi trường khoa học kỹ thuật và máy móc hiện đại, sau khi hết hạn hợp đồng về nước có được kinh nghiệm, tay nghề làm việc thì cơ hội lập nghiệp ở Việt Nam không hề nhỏ

- Sau 3 năm tiếp xúc trực tiếp với người Nhật, người lao động chúng ta có được vốn tiếng cơ bản của con người Nhật Bản, với vốn ngôn ngữ đó thì có thể sử dụng làm các công việc như phiên dịch viên, giáo viên các trung tâm Nhật Ngữ

- Tác phong, ý thức kỷ luật của người lao động chắc chắn sẽ thay đổi hoàn toàn với môi trường làm việc nghiêm túc, kỷ luật và chuyên nghiệp như Nhật Bản

- Người lao động có cơ hội được đi du lịch, khám phá văn hóa, vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè trong 3 năm làm việc tại đất nước mặt trời mọc

Với những lợi ích như trên thì đã tạo được sự quan tâm của các bạn đối với thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản chưa? Mọi thắc mắc và nhu cầu cần tìm hiều vui lòng liên hệ với chúng tôi và Batimex Group luôn đón chào các bạn.

5 lý do chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản 2017

22:04 Add Comment
Trong năm 2017, Xuất khẩu Lao động Nhật Bản được chú ý quan tâm nhiều hơn cả đối với người lao động, Xuất khẩu Lao động Nhật Bản lương cao hơn, môi trường lao động tại Nhật Bản là một nước tiên tiến về công nghệ cũng như cuộc sống con người.

5 Lí do chọn Xuất khẩu Lao động Nhật Bản 2017

Trong năm 2017, Xuất khẩu Lao động Nhật Bản được chú ý quan tâm nhiều hơn cả đối với người lao động, Xuất khẩu Lao động Nhật Bản lương cao hơn, môi trường lao động tại Nhật Bản là một nước tiên tiến về công nghệ cũng như cuộc sống con người. Lựa chọn đi Xuất khẩu Lao động Nhật bản hay một quốc gia khác: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… là vấn đề cần cân nhắc; hơn nữa nhiều vấn đề thắc mắc của người lao động Nhật Bản là chế độ tiền lương Xuất khẩu Lao động Nhật bản năm 2017 là bao nhiêu, lương có cao không, trình độ và kinh nghiệm nào thì được đi xuất khẩu lao động Nhật bản, chi phí xuất cảnh, chi phí học nghề học tiếng Nhật ra sao. Bài viết sau sẽ phần nào giải quyết được các vấn đề mà người lao động quan tâm.

5 lí do mà bạn nên chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản thay vì các quốc giá khác

Xuất khẩu lao động Nhật Bản không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trong những năm gần đây, nhu cầu lao động ngoại quốc ngày một tăng cao. Bên cạnh các nước Châu Âu, xuất khẩu lao động Nhật Bản luôn được đánh giá cao bởi thị trường sôi động và thu nhập lớn. Không chỉ vậy, tại quốc gia này, còn có nhiều lí do khác hấp dẫn người lao động. hãy cùng tìm hiểu về 5 lí do chính nhé.

1. Làm thủ tục tham gia Xuất khẩu Lao động Nhật bản nhanh chóng, đơn giản

Không giống với lao động tại Châu Âu, xuất khẩu lao động Nhật Bản có thủ tục đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. Với thủ tục làm visa, thay vì mất cả tháng trời như lao động tại các nước Âu Mỹ, xin visa ở Nhật chỉ mất khoảng một tuần. Chính thủ tục đơn giản như vậy mà người lao động phần nào được yên tâm hơn. Mặt khác, chi phí khi làm thủ tục tại Nhật Bản cũng khá rẻ so với nhiều quốc gia khác.

2. Du lịch nhiều danh thắng nổi tiếng

Xuất khẩu lao động Nhật Bản là cơ hội tốt cho những ai yêu thích du lịch trải nghiệm. Ở đất nước mặt trời mọc này, bạn có thể dành thời gian rảnh để thăm thú nhiều danh thắng nổi tiếng, các lễ hội, các điểm đến nằm trong top những kì quan đẹp của thế giới như các ngôi chùa cổ, lễ hội hoa anh đào, hoa tử đàng… Đây sẽ là dịp để bạn tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa, lịch sử của đất nước Nhật Bản xinh đẹp.

3. Người dân Nhật Bản thân thiện, gần gũi

Một lí do nữa mà bạn nên chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản thay vì lao động tại các quốc gia khác đó là người dân nơi đây rất thân thiện và gần gũi. Nhật Bản nổi tiếng là đất nước văn minh, lịch sự nên người dân ở đây luôn có ý thức cao. Bạn sẽ cảm thấy đất nước này như một ngôi nhà thứ hai bởi người dân Nhật rất hiếu khách, sẵn lòng giúp đỡ những người lao động ngoại quốc tới đây. Đặc biệt, ở Nhật rất an toàn vì luôn có cảnh sát tuần tra 24/24 giờ, không lo khi làm quá muộn.

4. Thưởng thức các món ẩm thực, đặc sản chưa bao giờ dễ dàng đến thế

Với những ai yêu thích ẩm thực của Nhật Bản thì xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ là một dịp tốt để bạn có thể tha hồ thưởng thức. Các món ăn đậm chất Nhật bản như shusi, mỳ Udon, súp cá… đều có thể dễ kiếm ở bất cứ nơi nào tại đất nước này. Thậm chí, ngay tại nơi làm việc bạn cũng có thể lựa chọn các đồ ăn Nhật được chế biến sẵn.

5. Mức thu nhập cao, ổn định

Lí do cuối cùng và cũng là quan trọng hơn cả đó là mức lương cho người xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Chi phí sinh hoạt thấp, không cao như nhiều nước Châu Âu nên người lao động tới Nhật Bản có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền gửi về nước. Đặc biệt, công việc tại đây ổn định hơn so với các nước khác và luôn đa dạng cho lao động Việt Nam ít kinh nghiệm.

Với 5 lí do này đã đủ làm bạn hứng thú với xuất khẩu lao động tại Nhật Bản chưa? Nếu chưa thì vẫn còn vô vàn lí do khác mà bạn có thể tìm thấy khi tới đất nước này để lao động và học tập đấy. Hãy lên đường và trải nghiệm ngay thôi


Khám phá vẻ đẹp của những ngôi nhà truyền thống Nhật Bản

10:34 Add Comment
Dùng gỗ thô sơ, mài nhẵn không đánh véc-ni hay sơn màu, sàn nhà ''tatami'', không gian yên tĩnh là những đặc điểm chính tạo nên vẻ đẹp cho những ngôi nhà Nhật Bản truyền thống.
1. Nhà dưỡng lão Natukashii
Khám phá vẻ đẹp của những ngôi nhà truyền thống Nhật Bản
Tatami là loại sàn truyền thống của Nhật, được ghép bởi những tấm nệm waratoco hình chữ nhật với kích cỡ thống nhất lại với nhau.
Tọa lạc tại quận Iwate, ngôi nhà truyền thống này được xây dựng vào khoảng 100 năm trước và được tu sửa thành nhà dưỡng lão. Ngôi nhà được gọi là “nhà Natukashii”, Natukashii trong tiếng Nhật có nghĩa là hoài cổ. Ngôi nhà có diện tích 180m2, được ca ngợi bởi sự tĩnh lặng, yên bình.
Cũng giống như nhiều công trình kiến trúc cổ khác tại Nhật Bản, ngôi nhà có những phòng khách lớn thông với nhau được ngăn cách bằng cửa kéo. Khi có sự kiện thì chỉ cần kéo cánh cửa lại là đã có một phòng rộng lớn đủ cho nhiều người, những lúc bình thường sẽ có hai căn phòng riêng biệt.
2. Nhà dân mộc mạc
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 2
Kiểu nhà ở truyền thống của Nhật đều có trụ gỗ thô sơ.
Đây là một ngôi nhà điển hình của xu hướng cải tạo nhà cũ theo phong cách hiện đại. Ngôi nhà nằm ở quận Shiga của Nhật Bản. Sau khi khôi phục, nó vẫn giữ được dáng vẻ đáng yêu của những cột trụ gỗ mộc mạc và những bức tường trắng.
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 3
Nhà truyền thống Nhật mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Ngôi nhà được thiết kế phù hợp với cả khí hậu nắng nóng của mùa hè lẫn giá lạnh, ẩm ướt của mùa đông. Bên dưới sàn nhà được lắp đặt hệ thống sưởi giúp giữ ấm cho ngôi nhà trong những tháng mùa đông kéo dài.
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 4
Toàn bộ sàn nhà được lắp đặt hệ thống sưởi bên dưới.
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 5
Giới trẻ Nhật Bản đang cố gắng áp dụng lại nét đẹp trong kiến trúc truyền thống vào các thiết kế hiện đại.
Thoạt nhìn, mọi người có thể nghĩ rằng những ngôi nhà kiểu này đã quá cũ kỹ để có thể "thay da đổi thịt", biến chúng trở thành một ngôi nhà ở phù hợp với cuộc sống hiện đại.  Đối với nhiều người Nhật Bản, những ngôi nhà này không đơn thuần ghi dấu trong ký ức riêng của cá nhân mà nó còn mang những giá trị văn hóa của dân tộc. Thậm chí, ngay cả với những người trẻ - những người thường cố gắng thoát khỏi cái cũ cũng đang cố gắng tái tạo lại nét đẹp của ngôi nhà truyền thống xưa kia vào các kiến trúc hiện đại như quán cà phê hay phòng tranh…
3. Nhà trọ
Nhắc đến nhà trọ của Nhật Bản, có thể bạn sẽ muốn dành một vài khoảng thời gian ý nghĩa để sống trong những ngôi nhà tuyệt vời này. Ngay cả khi bạn không có khả năng mua bất kỳ ngôi nhà nào, bạn vẫn có thể đặt cho mình một phòng và tận hưởng cảm giác thú vị khi được sống tại đây.
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 6
Nhà trọ rất phổ biến do Nhật Bản có rất nhiều khu du lịch.
Những ngôi nhà trọ, trong tiếng Nhật là "Ryokan", luôn là nơi đáng yêu cho việc nghỉ ngơi, thư giãn. Hầu hết các khu nhà trọ đều có dịch vụ tắm suối nước nóng phục vụ du khách. Vào những kỳ nghỉ, giá một phòng trọ dành cho hai người vào khoảng 8000 yên Nhật, gần 1.8 triệu VNĐ/một đêm.
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 7
Nhà trọ "Momosean" nằm trên sườn đồi, bao quanh nhà là khung gỗ tự nhiên, mái nhà lợp ngói trắng đặc trưng.
Trên ảnh là một nhà trọ có tên "Momosean", thuộc quận Kouchi, Shikoku – một hòn đảo nhỏ của Nhật Bản. Nhà trọ Momosean rất nổi tiếng tại đây vì có hệ thống lò sưởi trực tiếp đặt trong nhà và những bồn tắm dẫn nước nóng trực tiếp.
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 8
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 9
Lò sưởi đặt giữa phòng như thời xưa.
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 10
Còn đây là nhà trọ có tên "Kominka no Yado Nakasato" ở Fukushima. Nhà trọ có lịch sử hơn 100 năm và một khu vườn tuyệt đẹp. Giá một phòng trọ tại đây từ 7000 – 8000 yên Nhật.
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 11
Sàn nhà ốp gỗ tự nhiên
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 12
Phòng tatami được trang trí đơn giản và vẫn toát lên vẻ thanh lịch, sang trọng.
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 13
Vườn cây với nhiều loại cây lá đỏ đặc trưng của nước ôn đới.
Xung quanh nhà trọ là cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, nên thơ của những rừng cây hoa anh đào tình yêu ở Natsui và những cây tuyết tùng Suwa Shrine 1200 tuổi.
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 14
Hoa anh đào "tình yêu" ngợp trời ở Natsui.
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 15
Những cây tuyết tùng quý 1200 năm tuổi ở Suwa Shrine.
Ở quận Hyogo, gần Osaka, bạn có thể tìm thấy ngôi làng trọ "Maruyama". Công trình kiến trúc này đã có 150 tuổi, nhưng toàn bộ đồ nội thất bên trong lại có phong cách rất hiện đại. Giá của nhà trọ này rất đắt, du khách phải trả tới 36.000 yên Nhật, gần 400 USD cho một đêm.
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 16
Làng trọ 150 tuổi Maruyama, bên ngoài vẫn giữ vẻ đẹp thuần túy của xứ sở mặt trời mọc.
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 17
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 18
Đồ nội thất bên trong lại hoàn toàn theo phong cách hiện đại.
Vẻ đẹp bình yên của nhà truyền thống Nhật Bản - 19
Chính sự đối lập này làm nên tên tuổi cho nhà trọ Maruyama.