Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

09:55 Add Comment
Xuất khẩu lao động được xem là một thị trường tiềm năng, khi mỗi năm mang về cho đất nước trên dưới 2 tỷ USD. Hiện lao động Việt Nam được nhiều nước ưa chuộng, chẳng hạn như Nhật Bản, thế nhưng để có thể nâng cao giá trị lao động xuất khẩu, cần chuyên nghiệp hoá khâu đào tạo.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội), trong 5 năm trở lại đây số lượng người lao động (LĐ) đi nước ngoài làm việc hàng năm là 100 nghìn người và tăng đều mỗi năm khoảng 10 nghìn người.

Số LĐ làm việc ở nước ngoài tập trung ở các thị trường có thu nhập khá cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) chiếm khoảng trên 90% và một số nước Đông Âu với các ngành nghề cơ khí, sản xuất, chế tạo.

Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Xuất khẩu lao động đem lại nguồn lực lớn cho đất nước.

Nhật Bản, trong 3 năm gần đây, đã thông qua 2 luật về tiếp nhận LĐ nước ngoài bao gồm: Luật về chương trình thực tập kỹ năng người nước ngoài (năm 2016) và Luật sửa đổi Luật Xuất nhập cảnh và tỵ nạn, trong đó cho phép tiếp nhận LĐ kỹ năng đặc định người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản (năm 2018), đồng thời người LĐ đi theo hình thức thực tập kỹ năng hoặc LĐ kỹ năng đặc định được thực tập và làm việc với thời hạn 5 năm.

Đài Loan cũng sửa đổi chính sách cho phép người LĐ nước ngoài được tái nhập cảnh vào làm việc, cũng như kéo dài thời hạn làm việc. Mặc dù tình trạng thất nghiệp của LĐ trong nước tăng lên so với trước đây, nhưng Hàn Quốc vẫn duy trì hạn ngạch nhập LĐ nước ngoài đến làm việc, đồng thời mở ra hướng tiếp nhận LĐ đến làm việc trong lĩnh vực ngư nghiệp và nông nghiệp.

Theo các chuyên gia LĐ, tuy thị trường xuất khẩu LĐ của Việt Nam rất rộng mở, nhưng chất lượng nguồn nhân lực LĐ Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt LĐ có tay nghề cao nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập.

Tuy các thị trường LĐ ngoài nước vẫn đang tiếp nhận LĐ giản đơn, nhưng xu hướng chung của các chủ sử dụng LĐ và quy định của các nước vẫn muốn tiếp nhận LĐ qua đào tạo, có trình độ tay nghề và chuyên môn. Hơn nữa, đối với LĐ qua đào tạo thì có nhiều ưu điểm hơn về khả năng tiếp thu công việc, năng suất chất lượng hiệu quả LĐ và ý thức tổ chức kỷ luật LĐ.

Các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc chúng ta không chỉ dựa vào lợi thế lao động phổ thông giá rẻ, mà phải nâng cao chất lượng lao động, giá trị xuất khẩu; nâng cao hình ảnh dân tộc, thương hiệu lao động.

Theo đó, ngay từ bây giờ không ngừng nâng cao bằng mọi cách, mọi giải pháp, để có thể gửi đi đội ngũ lao động có chất lượng, đáp ứng được những thị trường khó tính; tập trung tìm những giải pháp chủ yếu hướng đến đào tạo nghề nghiệp và giáo dục các thói quen, để lao động dễ dàng thích nghi với công nghệ kỹ thuật cao, văn hóa của nước sở tại.

Cũng theo các chuyên gia, để nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu ra nước ngoài bên cạnh đòi hỏi ý thức bản thân người học còn phải có sự chung tay của các trường lẫn doanh nghiệp trong đào tạo kỹ năng nghề, làm việc theo nhóm. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động rất cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý địa phương, phối hợp với trung tâm dịch vụ việc làm, đặc biệt liên kết với các trường, cơ sở đào tạo giáo dục nghề nghiệp.

Đề xuất giải pháp thực hiện gắn kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp với việc làm và xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong thời gian tới, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý LĐ ngoài nước- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho rằng: Cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường LĐ ngoài nước và công tác tạo nguồn LĐ có chất lượng, ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao trình độ cho người LĐ đi làm việc tại nước ngoài.

Kết nối chương trình phối hợp giữa các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và địa phương trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ đi làm việc tại nước ngoài.

Cùng đó, cần tăng cường tổ chức các khóa tập huấn, cung cấp thông tin thị trường LĐ nước ngoài, bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực đưa người LĐ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài cho cán bộ địa phương, doanh nghiệp XKLĐ đồng thời, xem xét đưa vào chương trình giảng dạy định hướng cho học sinh, sinh viên về thị trường LĐ trong và ngoài nước; trao đổi với một số nước về việc ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo nghề đạt chuẩn của các nước đó, hoặc công nhận chứng chỉ nghề được đào tạo tại các trường nghề của Việt Nam tương đương với các trường chuyên môn của nước tiếp nhận LĐ. Giới thiệu doanh nghiệp XKLĐ ký kết đặt hàng với các trường đào tạo nghề, đặc biệt là các nghề có tính chất đặc thù.

Cũng theo các chuyên gia, để nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu ra nước ngoài bên cạnh đòi hỏi ý thức bản thân người học còn phải có sự chung tay của các trường lẫn doanh nghiệp trong đào tạo kỹ năng nghề, làm việc theo nhóm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động rất cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý địa phương, phối hợp với trung tâm dịch vụ việc làm, đặc biệt liên kết với các trường, cơ sở đào tạo giáo dục nghề nghiệp.

Đề xuất giải pháp thực hiện gắn kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp với việc làm và XKLĐ trong thời gian tới, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý LĐ ngoài nước- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho rằng: Cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường LĐ ngoài nước và công tác tạo nguồn LĐ có chất lượng, ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao trình độ cho người LĐ đi làm việc tại nước ngoài.

Visa kỹ năng đặc định là gì? Bạn có đủ điều kiện được cấp visa kỹ năng đặc định không?

14:59 Add Comment
Gần đây, visa kỹ năng đặc biệt đã trở thành khái niệm gây hoang mang không ít cho TTS đang làm việc ở Nhật cũng như TTS đang chuẩn bị sang Nhật. Vây visa kỹ năng đặc định là gì? Đối tượng nào mới được cấp visa kỹ năng đặc định?... Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Visa kỹ năng đặc định là gì? Bạn có đủ điều kiện được cấp visa kỹ năng đặc định không?
Visa kỹ năng đặc định là gì? 

1. Visa kỹ năng đặc định là gì?

Chỉ còn vài tháng nữa là hình thức visa mới mang tên visa kỹ năng đặc định sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 01/04/2019. Có thể nói đây là một tin “cực vui” cho lao động đang làm việc cũng như đang có ý định sang Nhật làm việc. Dưới đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về loại visa mới này nhé!

    Visa “kỹ năng đặc biệt” là một dạng visa biến thể của visa “kỹ năng thực tập sinh”, cho phép người lao động có thể ở lại Nhật trong thời gian dài hơn (thay vì chỉ có 3 năm đối với visa “kỹ năng thực tập sinh”) và có thể bão lãnh gia đình sang sống cùng trong suốt thời hạn lao động. Ngoài ra, người lao động cũng được phép chuyển việc làm, chuyển công ty trong giới hạn ngành nghề mà visa quy định.

2. Có mấy loại visa kỹ năng đặc định? 

Hiện visa kỹ năng đặc định được chia làm 2 loại là visa kỹ năng đặc định loại 1 và loại 2.

Visa kỹ năng đặc định là gì? Bạn có đủ điều kiện được cấp visa kỹ năng đặc định không?

Có 2 loại hình visa đặc định mới

- Visa kỹ năng  đặc định loại 1: Người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng lao động dưới dạng visa TTS thì có thể thi tay nghề và chuyển đổi sang visa đặc định loại 1. Thời gian làm việc dưới dạng visa này là 5 năm và không được bảo lãnh người thân sang Nhật.

- Visa kỹ năng đặc định loại 2: Bạn sẽ được nhận visa này nếu visa kỹ năng đặc định loại 1 hết hạn. Với visa loại 2 này bạn có thể xin được visa vĩnh trú ở Nhật và có thể bảo lãnh người thân sang Nhật được.

3. Các ngành nghề và số lượng TTS dự kiến tiếp nhận

Hiện tại TTS trong 14 ngành nghề chỉ định mới có thể chuyển đổi sang visa kỹ năng đặc định. Còn tùy theo mức độ thiếu hụt nguồn nhân lực trong từng ngành nghề sẽ quyết định sẽ số lượng lao động sẽ được tiếp nhận. Các bạn có thể tham khảo trong bảng dưới đây.

Visa kỹ năng đặc định là gì? Bạn có đủ điều kiện được cấp visa kỹ năng đặc định không?
Số lượng lao động dự kiến tiếp nhận trong 14 ngành nghề 

4. Đối tượng được cấp visa kỹ năng đặc định là ai?

Theo quy định, để được cấp visa kỹ năng đặc định thì lao động phải đáp ứng đủ 2 yếu tố dưới đây:

- Đã kết thúc hợp đồng lao động tu nghiệp 3 năm.

- Đỗ kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc biệt.

Chi tiết về hình thức cấp visa được quy định như hình sau.



Visa kỹ năng đặc định là gì? Bạn có đủ điều kiện được cấp visa kỹ năng đặc định không?
Mô hình cấp visa kỹ năng đặc định 


5. Visa TTS khác biệt thế nào với visa kỹ năng đặc định

Visa kỹ năng đặc định là gì? Bạn có đủ điều kiện được cấp visa kỹ năng đặc định không?

Nhìn chung thì visa kỹ năng đặc định có nhiều điểm khác biệt hay nói cách khác là có nhiều điểm thuận hơn visa TTS.

3 lợi thế lớn nhất mà TTS sẽ nhận được khi chuyển đổi sang visa kỹ năng đặc định thành công là:

 - Tăng thời gian làm việc bên Nhật, có thể xin được visa vĩnh trú khi có visa kỹ năng đặc định loại 2.

- Có thể bảo lãnh người thân sang Nhật

- Mức lương mà lao động sẽ nhận được khi chuyển sang Visa kỹ năng đặc định sẽ cao hơn rất nhiều, có thể ngang bằng với người Nhật trong cùng một ngành nghề chuyên môn.

6. Những thông tin cần biết về kỳ thi đánh giá năng lực đặc biệt 

- Thời gian diễn ra kỳ thi

Theo thông tin mới nhất từ Chính phủ Nhật Bản, thì trong năm 2019 sẽ tổ chức thi tuyển một số ngành nghề, các ngành còn lại sẽ tổ chức vào năm 2020.

Các ngành  thi tuyển trong năm nay (2019) bao gồm ngành điều dưỡng, ẩm thực nhà hàng, khách sạn, vệ sinh tòa nhà với thời gian thi tuyển dự kiến như bảng dưới đây:

Visa kỹ năng đặc định là gì? Bạn có đủ điều kiện được cấp visa kỹ năng đặc định không?

- Địa điểm tổ chức thi tuyển

Visa kỹ năng đặc định là gì? Bạn có đủ điều kiện được cấp visa kỹ năng đặc định không?

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn các thông tin về loại hình visa mới đang gây bão trong cộng đồng lao động đang làm việc ở Nhật cũng như có ý định sang Nhật. Chắc hẳn qua bài viết này, các bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi Visa kỹ năng đặc định là gì rồi phải không? Chúc thành công!  

Xuất khẩu lao động chất lượng cao: Cần gắn kết với đào tạo nghề

09:42 Add Comment
Nhu cầu nhân lực của các thị trường lao động (LĐ) nước ngoài đang dịch chuyển tới nguồn LĐ chất lượng cao, có trình độ và kỹ năng nghề. Để có thể giải quyết được vấn đề này thì việc gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một giải pháp quan trọng.

Rộng mở thị trường Đông Á

Theo Cục Quản lý LĐ ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), trong 5 năm trở lại đây số lượng người LĐ đi nước ngoài làm việc hàng năm là 100 nghìn người và tăng đều mỗi năm khoảng 10 nghìn người. Số LĐ làm việc ở nước ngoài tập trung ở các thị trường có thu nhập khá cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) chiếm khoảng trên 90% và một số nước Đông Âu với các ngành nghề cơ khí, sản xuất, chế tạo.

Xuất khẩu lao động chất lượng cao: Cần gắn kết với đào tạo nghề
Nhật Bản, trong 3 năm gần đây, đã thông qua 2 luật về tiếp nhận LĐ nước ngoài bao gồm: Luật về chương trình thực tập kỹ năng người nước ngoài (năm 2016) và Luật sửa đổi Luật Xuất nhập cảnh và tỵ nạn, trong đó cho phép tiếp nhận LĐ kỹ năng đặc định người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản (năm 2018), đồng thời người LĐ đi theo hình thức thực tập kỹ năng hoặc LĐ kỹ năng đặc định được thực tập và làm việc với thời hạn 5 năm.

Đài Loan cũng sửa đổi chính sách cho phép người LĐ nước ngoài được tái nhập cảnh vào làm việc, cũng như kéo dài thời hạn làm việc. Mặc dù tình trạng thất nghiệp của LĐ trong nước tăng lên so với trước đây, nhưng Hàn Quốc vẫn duy trì hạn ngạch nhập LĐ nước ngoài đến làm việc, đồng thời mở ra hướng tiếp nhận LĐ đến làm việc trong lĩnh vực ngư nghiệp và nông nghiệp.

Các thị trường LĐ ngoài nước vẫn đang tiếp nhận LĐ giản đơn, nhưng xu hướng chung của các chủ sử dụng LĐ và quy định của các nước vẫn muốn tiếp nhận LĐ qua đào tạo, có trình độ tay nghề và chuyên môn. Hơn nữa, đối với LĐ qua đào tạo thì có nhiều ưu điểm hơn về khả năng tiếp thu công việc, năng suất chất lượng hiệu quả LĐ và ý thức tổ chức kỷ luật LĐ.

Thúc đẩy các chương trình hợp tác

Để tuyển chọn được LĐ đi làm việc tại nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu LĐ (XKLĐ) rất cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý địa phương, phối hợp với trung tâm dịch vụ việc làm, đặc biệt liên kết với các trường, cơ sở đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Đề xuất giải pháp thực hiện gắn kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp với việc làm và XKLĐ trong thời gian tới, Phó Cục trưởng Cục Quản lý LĐ ngoài nước Nguyễn Gia Liêm cho rằng:

Cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường LĐ ngoài nước và công tác tạo nguồn LĐ có chất lượng, ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao trình độ cho người LĐ đi làm việc tại nước ngoài. Kết nối chương trình phối hợp giữa các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và địa phương trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ đi làm việc tại nước ngoài.

Tổ chức các khóa tập huấn, cung cấp thông tin thị trường LĐ nước ngoài, bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực đưa người LĐ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài cho cán bộ địa phương, doanh nghiệp XKLĐ. Đồng thời, xem xét đưa vào chương trình giảng dạy định hướng cho học sinh, sinh viên về thị trường LĐ trong và ngoài nước.

Trao đổi với một số nước về việc ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo nghề đạt chuẩn của các nước đó, hoặc công nhận chứng chỉ nghề được đào tạo tại các trường nghề của Việt Nam tương đương với các trường chuyên môn của nước tiếp nhận LĐ. Giới thiệu doanh nghiệp XKLĐ ký kết đặt hàng với các trường đào tạo nghề, đặc biệt là các nghề có tính chất đặc thù.

Khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp XKLĐ đang rất thiếu nguồn LĐ cho các hợp đồng đi làm việc tại nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp đã phải chi phí khá lớn để tuyển mộ người LĐ, đặc biệt là LĐ có trình độ chuyên môn theo yêu cầu của đối tác nước ngoài. 

Nhật Bản là thị trường đứng đầu về tiếp nhận lao động Việt Nam

13:36 Add Comment
Nhu cầu tiếp nhận cao, thu nhập tốt chính là sức hút khiến Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu lao động mà người lao động mong muốn được sang làm việc.
nhat ban la thi truong dung dau ve tiep nhan lao dong viet nam
Việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn là lý do thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản thu hút lao động

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 3 năm 2019 là 13.966 lao động, trong đó có 5.063 lao động nữ.

Trong số các thị trường lao động, Nhật Bản dẫn đầu trong việc tiếp nhận lao động Việt Nam với 7.141 lao động. Tiếp sau là các thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 5.807 lao động, Hàn Quốc: 457 lao động, Malaysia: 102 lao động. Ngoài ra, các thị trường khác cũng thu hút số lao động Việt Nam, như: Ả rập - Xê út, Algieria, Rumania...

Như vậy trong 3 tháng đầu năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 32.343 lao động đạt 27% kế hoạch năm 2019, trong đó thị trường Nhật Bản: 19.056 lao động.

Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản đang trở thành thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam trong những năm gần đây. Đối với người lao động, làm việc tại Nhật Bản không chỉ là cơ hội kiếm tiền mà còn là bước tiếp thu công nghệ, học việc định hướng dài hạn.

Tính đến nay, Việt Nam đã phái cử được trên 200.000 lao động sang tu nghiệp và thực tập tại Nhật Bản. Việt Nam cũng đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước dẫn đầu về số lượng phái cử hàng năm và số lượng thực tập sinh đang thực tập tại Nhật Bản trong số 15 quốc gia đang phái cử.

Dự kiến, số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng cùng với quá trình điều chỉnh dự luật Quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi.