Xuất khẩu lao động sẽ khởi sắc

09:51 Add Comment
Năm 2018, lĩnh vực xuất khẩu lao động lập kỷ lục mới cùng những tín hiệu tích cực từ nhiều thị trường hứa hẹn 2019 sẽ là năm nhiều khởi sắc

Thống kê từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab) cho thấy có hơn 140.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2018, tăng 7% so với năm 2017. Năm 2018, Nhật Bản lần đầu tiên vượt qua Đài Loan (Trung Quốc) trở thành nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với hơn 67.000 lao động. Tiếp đến là Đài Loan với khoảng 65.000 lao động, Hàn Quốc đứng thứ ba với hơn 6.000 lao động.

Rộng cửa thị trường châu Âu

Báo cáo của Hiệp hội Xuất khẩu lao động cho thấy trong năm 2018 có 28 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, trong đó có 6 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 1.000 lao động trở lên, bao gồm thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Romania và Ả Rập Saudi. Lần đầu tiên có một quốc gia châu Âu nằm trong nhóm tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam.

Thị trường châu Âu ngoài CHLB Đức đang tuyển chọn nhiều nhân lực ngành điều dưỡng từ Việt Nam thì mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký kết các văn bản ghi nhớ về hợp tác lao động với Romania và Bulgaria trong chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung. Đây là 2 quốc gia Đông Âu có nhiều mối quan hệ thân thiết với Việt Nam và hiện có nhiều chính sách thu hút nhân lực từ Việt Nam.

xuat khau lao dong se khoi sac
Người lao động có nhiều sự lựa chọn hơn khi đi xuất khẩu lao động trong năm 2019

Bulgaria đang có nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài vào làm việc để bù đắp sự thiếu hụt lao động trong nước do số lượng lớn lao động nước này đã di cư sang các nước châu Âu để có thu nhập cao hơn. Bulgaria sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người lao động (NLĐ) Việt Nam sang làm việc trong một số ngành nghề như nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, sản xuất - chế biến, lái xe. Bulgaria cũng mong muốn phía Việt Nam quan tâm đến công tác đào tạo nghề, ngoại ngữ, pháp luật và phong tục tập quán, văn hóa của Bulgaria cho NLĐ trước khi sang đây làm việc. Riêng với Romania, cũng đang có nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài, đặc biệt trong một số ngành nghề như: hàn, xây dựng, sản xuất - chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Romania đánh giá chất lượng lao động Việt Nam tốt, thông minh, sáng tạo, cần cù, chịu khó. "Tôi nhận thấy Romania và Bulgaria là thị trường tiềm năng có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài lớn, các ngành nghề phù hợp với NLĐ Việt Nam, chủ sử dụng lao động không đòi hỏi quá cao về kỹ năng nghề trong khi mức lương và thu nhập của NLĐ được bảo đảm. Bộ sẽ nỗ lực để trong tương lai gần sẽ có nhiều lao động Việt Nam có cơ hội sang làm việc hợp pháp tại 2 quốc gia Đông Âu này" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Nhật Bản hút lao động

Trong hơn 140.000 lao động sang nước ngoài làm việc trong năm 2018 có tới 138.000 lao động sang các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á, gồm Nhật Bản hơn 67.000, Đài Loan 65.000, Hàn Quốc hơn 6.000 lao động. Đây cũng là những nơi tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất trong nhiều năm qua. Với sự phát triển như hiện nay, khu vực trên sẽ còn tiếp nhận số lượng lao động đến từ Việt Nam nhiều hơn để bù đắp sự thiếu hụt lao động của mình.

Mới đây, Nhật Bản thông qua luật mới liên quan đến việc tiếp nhận lao động có trình độ, tay nghề và tiếng Nhật nhất định đến làm việc thời hạn 5 năm với tên gọi chương trình Kỹ năng đặc định (KNĐĐ). Hiện lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc theo 2 chương trình là thực tập sinh kỹ năng (TTSKN) và lao động bậc cao (kỹ sư). Với chương trình KNĐĐ, NLĐ tham gia chương trình này sẽ có trình độ và yêu cầu thấp hơn kỹ sư nhưng cao hơn TTSKN, có thể xem là nhân sự trình độ bậc trung. Chương trình mới này được chia thành 2 phần là chương trình KNĐĐ số 1 và số 2. Chương trình số 1 cho phép TTSKN đã hoàn thành chương trình 3 năm và ứng viên chưa từng sang Nhật nhưng có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn và trình độ tiếng Nhật nhất định. Ứng viên tham gia chương trình này không được phép đưa gia đình sang Nhật. Còn chương trình số 2 với nhiều yêu cầu cao hơn, ứng viên được phép gia hạn visa và đưa gia đình lưu trú dài hạn tại Nhật Bản.

Như vậy, năm 2019 sẽ có 3 chương trình làm việc tại Nhật gồm TTSKN, KNĐĐ và kỹ sư. Ông Lê Long Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Esuhai, nhận định luật mới có hiệu lực từ tháng 4-2019 sẽ tác động không nhỏ đến lượng lao động nước ngoài đến Nhật Bản, trong đó lao động Việt Nam chiếm ưu thế. Với kết quả ấn tượng của năm 2018, hy vọng số lượng lao động Việt Nam sang Nhật trong năm 2019 sẽ còn cao hơn.

Nâng chất lao động xuất khẩu

Ông Lê Long Sơn cho biết: "Lao động Việt Nam được đánh giá cao ở nhiều nước nhưng nếu các doanh nghiệp được phép phái cử lao động chạy theo số lượng mà bỏ qua chất lượng thì hậu quả sẽ rất lớn. Tỉ lệ bỏ trốn, vi phạm kỷ luật lao động hay vi phạm pháp luật khi lao động nơi nước bạn làm việc sẽ xảy ra nếu công tác tuyển chọn, đào tạo và định hướng nghề nghiệp không được quan tâm. Do đó song hành với phát triển thị trường, việc kiểm soát chặt chẽ công tác đào tạo của các doanh nghiệp phái cử lao động phải đặt lên hàng đầu".

Hà Nội đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động

16:02 Add Comment
Xác định xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một kênh giải quyết việc làm hiệu quả đồng thời đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho một bộ phận người dân, thời gian qua,  thành phố Hà Nội đã đặc biệt chú trọng công tác XKLĐ, trong đó tập trung vào các thị trường mang lại thu nhập cao cho người lao động như: Trung Đông, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước Châu Phi. 

Theo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội, để đẩy mạnh công tác XKLĐ, ngoài việc tăng cường tuyền truyền về văn bản chính sách trong lĩnh vực XKĐL tới các cấp, các ngành và người dân, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã tích cực, chủ động phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) thực hiện các chương trình hợp tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài như: Chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc EPS, chương trình thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật bản, chương trình điều dưỡng sang Cộng hòa Liên bang Đức...

Sở cũng thường xuyên cập nhật các thông tin về các thị trường lao động, các chính sách pháp luật; chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Trung tâm dịch vụ việc làm, các quận, huyện, thị xã triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và ở địa phương để thông tin đến kịp thời tới người lao động.
 
ha noi day manh cong tac xuat khau lao dong
Công tác xuất khẩu lao động luôn được Thành phố Hà Nội chú trọng, đẩy mạnh góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân

Riêng trong năm 2018, Sở đã ban hành công văn đôn đốc các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ trên địa bàn nghiêm chỉnh thực hiện các nội dung như: Thực hiện đúng các quy định về tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ký hợp đồng và báo cáo định kỳ theo quy định. Bên cạnh đó, Sở còn tổ chức nhiều cuộc tham vấn trực tiếp tại các xã, phường, cung cấp thông tin tuyên truyền, vận động gia đình có người đi XKLĐ hiểu các chính sách quy định đối với người lao động đã hoàn thành hợp đồng về nước để người dân biết vận động con em về nước đúng hạn. Đặc biệt, Sở đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động, giúp họ thuận lợi trong việc tìm kiếm thị trường có mức thu nhập cao.

Được sự chỉ đạo từ Thành phố, các quận, huyện, thị xã đã tích cực tuyên truyền vận động những lao động hết hạn hợp đồng về nước đúng hạn, đồng thời thực hiện nghiêm túc việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ đối với lao động vi phạm hợp đồng; tăng cường quản lý Nhà nước về lao động- việc làm ở các cấp, các ngành, nhất là ở cơ sở; thường xuyên hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, XKLĐ, giải quyết kịp thời những vướng mắc, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện tuyển chọn và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác XKLĐ trong thời gian tới, Sở Lao động- Thương binh và xã hội Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước mở các phiên giao dịch việc làm cho lao động từ Hàn Quốc trở về. Phiên giao dịch sẽ hội tụ các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động EPS, người lao động EPS về nước của Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đây cũng chính là cách động viên người lao động yên tâm về nước khi hết hạn hợp đồng lao động, góp phần giảm tỷ lệ người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Ngoài ra, Sở cũng sẽ kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ. Đơn vị nào có dấu hiệu vi phạm những quy định đặt ra, sẽ xử lý nghiêm khắc để chấn chỉnh thị trường XKLĐ.

Xuất khẩu lao động xác lập kỷ lục mới

16:01 Add Comment
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), ước tính có hơn 140.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2018, tăng 7% so với năm 2017. 
xuat khau lao dong xac lap ky luc moi
Xuất khẩu lao động năm 2018 xác lập kỷ lục mới.

Đây là năm thứ 5 liên tiếp, xuất khẩu lao động vượt mốc 100.000 người/năm và số lượng tiên tục tăng qua từng năm. Đặc biệt, trong năm 2018, Nhật Bản lần đầu tiên vượt qua Đài Loan (Trung Quốc) vươn lên trở thành nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với hơn 67.000 lao động. Tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc) với khoảng 65.000 lao động. Thị trường Hàn Quốc đứng thứ ba với hơn 6.000 lao động. Các thị trường còn lại là Arab Saudi, Rumania, Malaysia, Kuwait…

Báo cáo của Hiệp hội Xuất khẩu lao động cho thấy, trong năm 2018, có 28 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam thì chỉ có 6 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 1.000 lao động trở lên, bao gồm thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Rumania và Arab Saudi.

Riêng hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản có số lao động chiếm tới hơn 90% tổng số đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của cả nước. Các thị trường tiếp nhận lớn lao động Việt Nam vẫn tập trung vào các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á.

Để đạt được thành quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt con số kỷ lục, nhiều địa phương đã triển khai tích cực chính sách xuất khẩu lao động.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, ngoài việc tăng cường tuyền truyền về văn bản chính sách tới các cấp, các ngành và người dân, Sở đã phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) thực hiện các chương trình hợp tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài như: Chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc EPS, chương trình thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, chương trình điều dưỡng sang Cộng hòa Liên bang Đức...

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng thường xuyên mở các phiên giao dịch việc làm cho lao động từ Hàn Quốc trở về. Phiên giao dịch sẽ có các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động EPS, người lao động EPS về nước của Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Các địa phương khác có nhiều lao động làm việc tại nước ngoài như Nghệ An, Hà Tĩnh… cũng thường xuyên cập nhật các thông tin về các thị trường lao động, các chính sách pháp luật; chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm, các quận, huyện, thị xã triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và ở địa phương để thông tin đến kịp thời tới người lao động.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng địa phương cũng định kỳ kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Đơn vị nào có dấu hiệu vi phạm những quy định đặt ra, sẽ xử lý nghiêm khắc để chấn chỉnh.

Vì sao bạn nên đi Nhật theo diện kỹ sư, kỹ thuật viên?

09:48 Add Comment
Tại sao chúng ta nên đi Nhật theo diện kỹ sư, kỹ thuật viên? Đi Nhật theo diện kỹ sư thì có những yêu cầu khắt khe hơn về trình độ, kinh nghiệm, năng lực tiếng Nhật tuy nhiên nếu xét về lâu về dài thì diện này sẽ có nhiều lợi ích hơn chương trình thực tập sinh kỹ năng. 
vi sao ban nen di nhat theo dien ky su, ky thuat vien

Dưới đây là một số phân tích chuyên môn mà Batimex mong rằng có thể giúp ích cho bạn.
1. Đi Nhật theo diện kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản tại công ty xuất khẩu lao động uy tín Batimex Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích
 – Ứng viên sẽ được ứng tuyển và phỏng vấn trực tiếp với công ty tuyển dụng Nhật Bản


– Làm việc tại Nhật theo đúng chuyên ngành mà bạn đã được đào tạo qua đó có thể học hỏi kiến thức, nâng cao tay nghề phát triển sự nghiệp sau này.

– Được tuyển dụng trực tiếp từ công ty ở bên Nhật, và hưởng mức lương khi đi Nhật theo diện kỹ sư cũng như các chế độ làm việc như người bản xứ

– Công ty sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục Visa, xuất nhập cảnh trong thời gian sớm nhất
– Thời gian xuất cảnh nhanh hơn khá nhiều so với diện thực tập sinh (tối đa 3 tháng)
– Hỗ trợ học tiếng Nhật cấp tốc với những ứng viên chưa có năng lực tiếng Nhật để đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ khi sang Nhật làm việc.


2. Vậy có nên đi Nhật theo diện kỹ sư, kỹ thuật viên hay không?
So với thực tập sinh kỹ năng thì đi Nhật theo diện kỹ sư sẽ có rất nhiều lợi thế hơn:
Tiêu chíĐi Nhật diện kỹ sưDiện TTS
Lương cơ bản 40 – 50 triệu 28 – 35 triệu
Chế độ đãi ngộ Như người bản xứ Dựa trên mức lương tối thiểu theo vùng
Bảo lãnh Được phép bảo lãnh người thân sang Nhật Không được bảo lãnh
Thời gian làm việc Tùy vào khả năng đàm phán và nhu cầu của chủ công ty, thường lớn       hơn 5 năm Thường là 1 -3 năm, 1 số có thể lên tối đa   5   năm
Lưu ý: Tuỳ theo khả năng làm việc của bạn, và khả năng đàm phán với công ty tuyển dụng, bạn có thể gia hạn kéo dài thời gian làm việc tại Nhật lên đến 10 năm (nếu là tu nghiệp sinh, bạn chỉ được làm tối đa 3 năm, và sau khi kết thúc hợp đồng, bạn phải về nước và không được sang Nhật làm việc cùng ngành nghề đó nữa).
-Kỹ sư công nghệ thông tin
-Kỹ sư xây dựng

-Kỹ sư cơ khí

-Kỹ sư thực phẩm
-Kỹ sư nông nghiệp

3.Đi Nhật theo diện kỹ sư chi phí hết bao nhiêu?
Thông thường quy định của chương trình thì mức chi phí mà người lao động phải đóng góp (bao gồm toàn bộ giấy tờ, visa thủ tục, vé máy bay…) tương đương từ 1-2 tháng lương của người lao động. Mức phí này trung bình rơi vào khoảng 1500 – 3000 USD.
Tuy nhiên, một số công ty môi giới điều chỉnh linh hoạt mức phí này (thông thường là tăng lên) sao cho phù hợp với chi phí kinh doanh, tìm kiếm khách hàng. Việc phát triển thị trường, tìm kiếm các đối tác tiếp nhận kỹ sư thường mất rất nhiều kinh phí nên việc này là khó có thể tránh được.

4.Điều kiện tuyển dụng đi Nhật diện kỹ sư, kỹ thuật viên là gì?
-Giới tính : Nam/nữ
-Độ tuổi : Từ 24 – 35 tuổi

-Có bằng cao đẳng, đại học chuyên ngành tham gia. Ví dụ tham gia đơn hàng kỹ sư cơ khí bạn phải có bằng kỹ sư cơ khí

-Tiếng Nhật N4 trở lên
-Có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm tại Việt Nam ở vị trí tương đương
-Sức khỏe tốt, không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh không được phép làm việc tại Nhật.
-Không thuộc trường hợp cấm nhập cảnh tại Nhật Bản

5.Mức lương đi Nhật theo diện kỹ sư, kỹ thuật viên
Lương theo hợp đồng của một kỹ sư Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay bình quân trên 200.000 Yên/ tháng tương đương 41 triệu đồng. Tuy nhiên, nói về mức lương thì đó là 1 phạm trù tương đối trừu tượng khi còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề như: quy mô công ty, năng lực làm việc của người kỹ sư, thâm niên,… Sau đây là mức lương thực tế một số ngành khi đi Nhật Bản theo diện kỹ sư
-Kỹ sư xây dựng: 230.000 Yên/tháng tương đương 50 triệu đồng, tăng ca tối thiểu 40h (50.000 Yên)
-Kỹ sư công nghệ thông tin: 250.000-300.000 Yên/tháng ( 49-65 triệu đồng)
-Kỹ sư cơ khí: 200.000 yên/tháng (41 triệu đồng)
-Kỹ sư nông nghiệp: 185.000 Yên/tháng 
Nhìn chung, không có mức lương cố định cho lao động khi làm việc tại Nhật theo chương trình này. Cũng tùy vào từng công việc, từng vùng, cũng như năng lực làm việc của các bạn mà mức thu nhập của kỹ sư khi làm việc tại Nhật sẽ giao động từ 185.000 – 250.000 yên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thời gian làm thêm để tăng thêm thu nhập cho mình.
Ngoài ra mức thu nhập của kỹ sư Việt Nam tại Nhật Bản còn phụ thuộc nhiều vào năng lực tiếng Nhật của các bạn. Với những kỹ sư thành thạo tiếng Nhật thì mức lương có thể lên tới 30 man/ tháng, thậm chí cao hơn rất nhiều.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến xuất khẩu lao động Nhật Bản, đừng ngần ngại liên hệ với công ty xuất khẩu lao động Batimex qua Số điện thoại: (84) 971 432 402 hoặc gửi lời nhắn tại trang Liên hệ, Bộ phận Tuyển dụng của chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong ít phút.

Thêm cơ hội xuất khẩu lao động sang Nhật Bản

20:35 Add Comment
Nhật Bản là một trong các thị trường có điều kiện việc làm và thu nhập tốt, được người lao động Việt Nam ưa thích. Tính đến nay, Việt Nam đã đưa được gần 200 nghìn lao động sang tu nghiệp và thực tập tại Nhật Bản.

them co hoi xuat khau lao dong sang nhat ban

Ngày 20/12, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) thông tin, ngày 8/12/2018, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật Quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi, trong đó có nội dung quy định về tư cách lưu trú mới là “kỹ năng đặc biệt”.

Dự kiến sau khi Dự thảo Luật nói trên được thông qua sẽ có các thông tin cụ thể về cơ chế tiếp nhận mới vào khoảng tháng 1/2019 và hướng tới bắt đầu triển khai từ tháng 4/2019.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, cơ chế tiếp nhận nhân lực nước ngoài theo tư cách “kỹ năng đặc biệt” hiện đang được Quốc hội Nhật Bản xem xét theo phương hướng như sau: Trường hợp có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết đủ để đáp ứng công việc được gọi là “kỹ năng đặc biệt số 1”; trường hợp đã thi đỗ kỳ thi được xác định là có tính chuyên môn cao và có thể đáp ứng công việc đòi hỏi kỹ năng điêu luyện hơn được cấp tư cách “kỹ năng đặc biệt số 2”. Với tư cách “kỹ năng đặc biệt số 1”, giới hạn thời gian làm việc là 5 năm và không được bảo lãnh gia đình. Tuy nhiên, với tư cách “kỹ năng đặc biệt số 2”, người lao động có thể ở lại làm việc lâu dài và bảo lãnh gia đình cùng sang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.

Về lĩnh vực tiếp nhận, hiện đang xem xét 14 ngành nghề sau: xây dựng, đóng tàu/ công nghiệp tàu thủy, nông nghiệp, hộ lý, lưu trú, sản xuất thực phẩm/ đồ uống, nhà hàng, ngư nghiệp, vệ sinh tòa nhà, công nghiệp rèn đúc, công nghiệp điện/ điện tử/ thông tin, bảo dưỡng/ sửa chữa ô tô và hàng không.

Cục Quản lý Lao động ngoài nước nhận định, nếu cơ chế tiếp nhận mới của Nhật Bản được thông qua sẽ là điều kiện thuận lợi phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác lao động giữa hai nước. Do đó, nhằm giữ vững ổn định và phát triển thị trường lao động Nhật Bản trong bối cảnh phía Bạn đang xem xét cơ chế tiếp nhận mới, các cơ quan chức năng có liên quan của Việt Nam cần kịp thời nghiên cứu hướng đàm phán, ký kết Hiệp định hợp tác giữa hai chính phủ trong lĩnh vực phái cử và tiếp nhận nhân lực với tư cách “kỹ năng đặc biệt” nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích cần thiết cho người lao động.

Đồng thời nghiên cứu, xây dựng các chính sách, cơ chế phái cử phù hợp với chính sách tiếp nhận mới của phía Bạn nhằm đảm bảo quá trình phái cử và tiếp nhận được tiến hành thuận lợi và chặt chẽ; cần quy định rõ về việc không thu tiền ký quỹ từ người lao động để loại bỏ những công ty phái cử, môi giới kém chất lượng.

Mặt khác, chú trọng công tác đào tạo chất lượng tay nghề, kỹ năng và ngoại ngữ cho người lao động trước khi sang làm việc. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của chính người lao động về việc trau dồi kiến thức chuyên môn, năng lực tiếng Nhật để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan tiếp nhận, tạo sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.

Được biết, Nhật Bản là một trong các thị trường có điều kiện việc làm và thu nhập tốt, được người lao động Việt Nam ưa thích. Tính đến nay, Việt Nam đã đưa được gần 200 nghìn lao động sang tu nghiệp và thực tập tại Nhật Bản. Số lượng thực tập sinh (TTS) hàng năm gia tăng nhanh chóng. Năm 2013, lần đầu tiên TTS được phái cử sang Nhật Bản vượt ngưỡng 10 nghìn người/năm, năm 2015 đạt trên 30 nghìn người và năm 2017 là trên 54 nghìn người. Dự kiến năm 2018 sẽ phái cử trên 56.000 TTS. Tổng số TTS Việt Nam hiện đang thực tập tại Nhật Bản khoảng 126 nghìn người. Việt Nam vượt qua Trung Quốc trở thành nước có số lượng phái cử hàng năm và số TTS đang thực tập tại Nhật Bản đông nhất trong số 15 quốc gia phái cử.

Bên cạnh nhu cầu tiếp nhận TTS các ngành nghề vốn có, ngày 29/9/2017 phía Nhật Bản đã công bố chính thức Quyết định bổ sung ngành nghề Hộ lý vào danh mục các ngành nghề được thực tập kỹ năng 3 năm tại Nhật Bản. Việc Nhật Bản mở rộng tiếp nhận ngành nghề TTS hộ lý là cơ hội tạo thêm việc làm cho lao động Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là công việc tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức bởi công việc vất vả, mang tính đặc thù, áp lực công việc lớn cũng như đòi hỏi khả năng ngoại ngữ cao hơn các ngành nghề khác nên việc triển khai cần thận trọng để giữ vững ổn định và phát triển thị trường Nhật Bản.

Ngày 27/7/2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đàm phán và ký kết với Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản Bản ghi nhớ (MOC) trong lĩnh vực phái cử và tiếp nhận TTS hộ lý. Hiện phía Việt Nam đang triển khai thí điểm với 13 doanh nghiệp có Hợp đồng ký với đoàn thể của Nhật Bản có các điều kiện tốt, có cơ sở vật chất đào tạo và đội ngũ cán bộ chuyên trách về Nhật Bản có chất lượng, tổ chức tuyển chọn, đào tạo miễn phí tiếng Nhật cho TTS. Bước đầu, các doanh nghiệp tham gia thí điểm đã thực hiện đào tạo tiếng Nhật cho TTS đáp ứng được yêu cầu./.

Phải làm gì khi đánh mất giấy tờ tùy thân ở Nhật

15:40 Add Comment
Nếu có một ngày trời u ám và bạn làm mất giấy tờ tùy thân ở Nhật thì cần phải làm thế nào? Bạn đừng quá lo lắng vì tìm được đồ bị mất ở Nhật không phải là một việc gì quá khó mà ngược lại cực kỳ dễ dàng. Vì vậy, việc bạn cần làm là phải bình tĩnh và thực hiện các hành động khôn ngoan dưới đây!

phai lam gi khi danh mat giay to tuy than o nhat
Mất giấy tờ tùy thân ở Nhật hãy làm theo dưới đây

Một trong những thứ không thể thiếu khi bạn sống ở Nhật chính là giấy tờ tùy thân như visa, hộ chiếu,… Nếu bạn làm mất những giấy tờ quan trọng này thì không sớm thì muộn các bạn sẽ gặp phải những rắc rối không đáng có.

Tuy nhiên nếu bạn đã đánh mất giấy tờ rồi thì cũng đừng quá lo lắng vì mọi việc đều có cách giải quyết. Dưới đây chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn đọc cách xử lý khi đánh mấy giấy tờ ở Nhật.

1. Mất hộ chiếu VN ở Nhật

phai lam gi khi danh mat giay to tuy than o nhat
Mất hộ chiếu ở Nhật 
  •  Báo cảnh sát, ga tàu nơi nghi ngờ bị mất. Nhận biên bản báo mất từ cảnh sát.
  • Trong vòng 1 tuần mà không tìm lại được thì đến Đại Sứ Quán (ĐSQ) hoặc Lãnh Sự Quán (LSQ) VN làm lại. Phí 150 USD nhưng chắc sẽ được “làm tròn” lên 2 vạn Yên.
  • Đến Cục Nhập Cảnh của Nhật đóng lại con dấu visa vào đó, miễn phí.

2. Mất hộ chiếu VN khi đang từ Việt Nam về Nhật
  • Đến Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú để làm lại hộ chiếu. Lệ phí 200 nghìn đồng nhưng mất tối đa 14 ngày, nên chắc phải làm “thủ thuật” xin cấp nhanh
  • Để quay lại Nhật thì cần visa. Fax hoặc scan gửi qua email giấy uỷ nhiệm cho người ở Nhật (gia đình, bạn bè, công ty, trường học), nhờ người đó đến Nyukan, Cục Nhập Cảnh Nhật) đề nghị cấp giấy chứng nhận thời hạn được quay lại Nhật ( xin giấy chứng nhận này la hoàn toàn miễn phí), gửi về VN cho.
  • Mang giấy trên đến Đại Sứ Quán  hoặc Lãnh Sứ Quán của Nhật tại VN để đóng dấu Visa vào hộ chiếu mới.

 3. Mất hộ chiếu khi đang đi nước khác.
  •   Đến cảnh sát nước đó trình báo và xin cấp biên bản báo mất.
  •   Đến ĐSQ hoặc LSQ VN tại nước đó xin cấp hộ chiếu.
  •   Nhờ người ở Nhật xin giấy  ủy nhiệm như mục 2 ở trên.

4. Mất thẻ người nước ngoài ở Nhật.

phai lam gi khi danh mat giay to tuy than o nhat
  •   Báo cảnh sát, ga tàu nơi nghi ngờ bị mất. Nhận biên bản báo mất từ cảnh sát.
  •  Trong vòng 2 tuần mà không tìm lại được thì đến Cục Nhập Cảnh Nhật xin cấp lại thẻ mới. Miễn phí.

5. Mất thẻ người nước ngoài ở VN hoặc nước khác (mà mình đang tạm trú).
  • Về nguyên tắc thì phía Nhật không yêu cầu phải có thẻ người nước ngoài mới quay lại Nhật được.
  • Tuy nhiên có thể nhân viên hàng không hoặc hải quan VN (hoặc nước mà mình đang tạm trú) yêu cầu chứng minh bằng giấy tờ thì phải nhờ người ở Nhật xin giấy ủy nhiệm như mục 2 ở trên.

6. Mất thẻ đi tàu Suica, Pasmo

phai lam gi khi danh mat giay to tuy than o nhat
Mất thể Suica, pasmo thì làm thế nào?

  • Báo ngay cho hãng tàu JR (Suica) hoặc tàu điện ngầm (Pasmo) để stop card cũ. Tiền chưa bị tiêu trong card cũ sẽ được chuyển sang card mới. Lệ phí chừng hơn 1000 Yên

7. Mất thẻ ngân hàng tại Nhật Bản

phai lam gi khi danh mat giay to tuy than o nhat
Mất thể ngân hàng tại Nhật 
  • Báo ngay cho ngân hàng để stop card cũ. Làm lại thẻ mới, lệ phí cũng chừng hơn 1000 Yên.

8. Mất thẻ tín dụng (khả năng mất tiền cao nhất) tại Nhật

phai lam gi khi danh mat giay to tuy than o nhat
Mất thẻ tín dụng Nhật Bản có nguy cơ rủi ro cao nhất 
  • Về nguyên tắc thì phía Nhật không yêu cầu phải có thẻ người nước ngoài mới quay lại Nhật được.
  • Tuy nhiên có thể nhân viên hàng không hoặc hải quan VN (hoặc nước mà mình đang tạm trú) yêu cầu chứng minh bằng giấy tờ thì phải nhờ người ở Nhật xin giấy ủy nhiệm như mục 2 ở trên.

Trên đây là các cánh để lấy lại và làm lại các giấy tờ quan trọng tại Nhật Bản mà chẳng may các bạn làm mất. Các bạn hãy chia sẻ bài viết này cho các bạn khác đang sống và làm việc tại Nhật Bản cùng biết để được cấp lại các giấy tờ quan trọng trong thời gian sớm nhất nhé. Chúc thành công!

Tại sao cuối năm là thời điểm vàng để đi XKLĐ Nhật Bản

10:25 Add Comment
Với tư tưởng ở nhà ăn tết xong rồi tính, số lượng người lao động tham gia chương trình XKLĐ Nhật giảm vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm vàng để người lao động đi XKLĐ Nhật, tại sao lại như thế? Cùng tìm hiểu nhé

tai sao cuoi nam la thoi diem vang de di xkld nhat ban

Những lý do khiến dịp cuối năm là thời điểm vàng đi XKLĐ

1. Đơn hàng nhiều lựa chọn

Khác với Việt Nam người Nhật ăn tết dương lịch và thời gian khá ngắn nên hầu như không ảnh hưởng đến quá trình tuyển chọn lao động. Đặc biệt thời gian cuối năm là thời điểm phía xí nghiệp tuyển dụng khá nhiều để họ có thể bắt đầu đón lao động sang làm việc trong đầu năm sau

Thông thường những tháng cuối năm, tâm lý chung của người lao động Việt chưa muốn tham gia XKLĐ bởi muốn ăn xong tết rồi tính tiếp. Điều này khiến số lượng tham gia trong năm khá ít, cùng với số lượng đơn hàng nhiều nên người lao động tham gia trong thơì gian này có nhiều sự lựa chọn, tìm được đơn hàng tốt nhất, phù hợp với khả năng, kinh nghiệm và trình độ của mình.

tai sao cuoi nam la thoi diem vang de di xkld nhat ban

2. Tỷ lệ chọi thấp

Với nhu cầu tuyển lao động lớn như vậy dẫn đến quá trình thi tuyển cũng không còn khắt khe như trước đây. Nếu như trong năm tỷ lệ chọi đơn hàng có thể 1/3 thậm chí 1/5 thì cuối năm tỷ lệ chọi chỉ là 1/2, có đơn hàng sẽ là 3 lấy 2.

Tỷ lệ chọi thấp đồng nghĩa với việc thi tuyển đơn hàng trở nên dễ dàng hơn, người lao động dễ trúng tuyển hơn, không phải chờ đợi lâu

3. Nới lỏng điều kiện tham gia cho người lao động

Nguồn lao động cần nhiều, đơn hàng về lớn dẫn đến các điều kiện tham gia của đơn hàng cũng gia tăng nới lỏng cho người lao động. Nếu trước đây độ tuổi được đăng kí tham gia là 18-35 thì thời gian này độ tuổi đã được mở rộng lên rất nhiều, có những đơn hàng lấy đến 36 tuổi, thậm chí một số đơn hàng xây dựng, may mặc tại Batimex lấy đến độ tuổi 40.

tai sao cuoi nam la thoi diem vang de di xkld nhat ban

Một số đơn hàng chấp nhận người lao động có hình xăm, cận thị, mất ngón tay, chân, hay một số trường hợp không đủ điều kiện về chiều cao, cân nặng cũng được chấp nhận tham gia

Vậy nếu bạn đã quá tuổi hoặc không đủ điều kiện về ngoại hình tham gia XKLĐ nhưng vẫn có mong muốn, nguyện vọng sang Nhật làm việc thì đây chính là thời điểm thích hợp nhất để các bạn tham gia đăng ký chương trình XKLĐ Nhật Bản.

Ngoài ra, thời gian đào tạo tiếng để sang Nhật làm việc từ 4-5 sau khi đỗ đơn hàng, do đó nếu người lao động đỗ đơn trong năm thì sau khi ăn tết xong mới có thể chuẩn bị xuất cảnh sang Nhật, các thực tập sinh sẽ có thời gian về nhà ăn tết 1 tháng do đó bạn không cần quá lo lắng không được về đúng dịp.

Tại Batimex những tháng cuối năm cũng là thời điểm bão đơn hàng cho người lao động. Nhằm hỗ trợ tối đa cho người lao động, Batimex đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ người lao động như giảm phí, hỗ trợ phí khám sức khỏe, hỗ trợ vay vốn,.....

8 nghề mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam bị cấm đưa người sang làm việc

09:42 Add Comment
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị cấm đưa lao động trong nước ra nước ngoài làm 8 công việc, do ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và không phù hợp thể trạng người Việt.

8 nghe ma doanh nghiep xuat khau lao dong viet nam bi cam dua nguoi sang lam viec
Doanh nghiệp bị cấm đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm nghề massage

Đây là nội dung của dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và hướng dẫn đưa người lao động sang Đài Loan, thực tập sinh sang Nhật Bản và người lao động sang Saudi Arabia giúp việc gia đình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến.

Cụ thể, dự thảo đưa ra danh mục 8 nghề, công việc cấm đi làm việc ở nước ngoài, gồm: nghề massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí; công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với mangan, điôxit thủy ngân; công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại; công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất a xít nitơric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh; công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương); công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả; công việc mà nước tiếp nhận lao động và Việt Nam cấm.

8 nghe ma doanh nghiep xuat khau lao dong viet nam bi cam dua nguoi sang lam viec
Những nghề độc hại, nguy hiểm không phù hợp thể trạng người Việt cũng bị cấm

Theo Bộ LĐ-TB-XH, đây là những công việc ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của Việt Nam và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, không phù hợp với thể trạng của người Việt.

Ngoài ra, dự thảo quy định những khu vực cấm đi làm việc ở nước ngoài gồm: khu vực có chiến sự hoặc có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm và khu vực mà nước tiếp nhận lao động cấm người lao động nước ngoài đến làm việc.

Thời gian lấy ý kiến cho dự thảo nghị định là đến hết 31/1/2019. Nghị định mới sẽ thay thế Nghị định số 126/2007/NĐ-CP về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bến Tre: Đào tạo nghề, xuất khẩu lao động góp phần đảm bảo an sinh xã hội

14:59 Add Comment
Đào tạo nghề và xuất khẩu lao động (XKLĐ) được xem là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm cho người lao động (NLĐ), giúp NLĐ có thu nhập ổn định, nâng cao tay nghề, tác phong công nghiệp và từng bước phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua.

Đổi mới, sáng tạo trong đào tạo nghề

Theo đánh giá từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre, thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là rất lớn trên 10.500 lao động, với các ngành nghề như: Quấn dây điện ô tô, Chế biến rau quả, Chế biến thủy sản, Sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động, May công nghiệp, Sản xuất sợi, vải dệt thoi và hoàn thiện sản phẩm dệt, Sản xuất thiết bị chiếu sáng.

Ngoài ra, nhu cầu xuất khẩu lao động cho các nước trong khu vực và các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Trung Đông khá cao, dự kiến mỗi năm có 800 - 1.000 lao động cần đào tạo nghề, ngoại ngữ để đi xuất khẩu lao động tại các thị trường ngoài nước.

Trên cơ sở dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động hàng năm của các khu, cụm công nghiệp ngoài tỉnh khoảng 600.000 lao động/năm. Trong đó, lao động trong tỉnh đi làm việc tại các tỉnh chiếm 5%, với các ngành nghề như: ngành dệt may- da giày, ngành dịch vụ, ngành Cơ khí - Công nghệ ô tô xe máy.

ben tre, dao tao nghe, xuat khau lao dong
Sau khi tốt nghiệp có khoảng trên 80% người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm

Như vậy, nhu cầu lao động qua đào tạo nghề nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thị trường lao động các tỉnh trong khu vực và xuất khẩu lao động là rất lớn.

Ông Nguyễn Minh Lập – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre cho biết: Năm 2018, toàn tỉnh đã tuyển sinh và đang đào tạo 9.750 người, đạt 92,85%. Dự kiến tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56,10%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 28,05%.

Trình độ cao đẳng và trung cấp tỷ lệ học sinh, sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt bình quân trên 80%. Một số ngành nghề tỷ lệ có việc làm đạt 100% sau 03 tháng tốt nghiệp như nghề Điện công nghiệp, Cắt gọt kim loại.

Đối với sơ cấp và đào tạo thường xuyên chủ yếu là đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956, tổ chức đào tạo theo nhu cầu từng địa phương sau khi hoàn thành khoá học giải quyết việc làm tại chỗ và phục vụ cho lao động sản xuất tại địa phương. Sau khi tốt nghiệp có khoảng trên 80% người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm (tùy theo từng ngành nghề đào tạo như: kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ đạt 90%, nghề may công nghiệp đạt từ 80%, nghề đan đát, bó chổi đạt 90%; nghề điện dân dụng  và các nghề nông nghiệp có khoảng 70% ); người học nghề nông nghiệp đã áp dụng kiến thức học tập vào điều kiện sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Từ kết quả trên cho thấy, tỉnh Bến Tre đã có nhiều đổi mới sáng tạo trong đào tạo nghề và tỷ lệ lao động có việc làm ổn định sau học nghề là rất cao góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương.

Xuất khẩu lao động con đường hữu hiệu để thoát nghèo

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong hai năm 2016 - 2017, toàn tỉnh có hơn 3 ngàn NLĐ đăng ký đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thị trường được NLĐ chuộng nhất là Nhật Bản, kế đến là Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia. Huyện Ba Tri có số người đăng ký đi làm việc ở nước ngoài cao nhất với 1.652 người, ít nhất là huyện Chợ Lách 101 người. Số lao động đã trúng tuyển trong hai năm là 1.436 người, đạt tỷ lệ 130,5%, vượt 30,5% so với kế hoạch (kế hoạch hai năm 2016 - 2017 là 1.100 người). Trong hai năm 2016 - 2017, số lao động đã về nước là 856 người.

Đạt được kết quả trên là do sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu quyết liệt của các địa phương, sự phối hợp tích cực của các ngành, các cấp, các hội, đoàn thể và nhận thức của NLĐ đã có sự chuyển biến tích cực; thị trường lao động có thu nhập cao, ít rủi ro, thu hút ngày càng nhiều NLĐ tham gia. Các huyện Ba Tri, Giồng Trôm đã thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu rất nhiều so với kế hoạch đề ra. Một số xã có NLĐ tham gia XKLĐ nhiều là Bình Thành, Bình Hòa, Tân Thanh (Giồng Trôm); An Thủy, Bảo Thuận (Ba Tri) và Thạnh Phước (Bình Đại).

Ông Đoàn Hải Nam – PGĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre nhận định: Qua thu thập thông tin từ số lao động đã xuất cảnh trong hai năm 2016 - 2017, đời sống và thu nhập của NLĐ ổn định. Mức thu nhập bình quân của lao động làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc khoảng 25 - 30 triệu đồng/người/tháng; lao động làm việc tại Đài Loan có mức thu nhập bình quân khoảng 15 triệu đồng/người/tháng. Sau khi đã trừ các khoản chi phí cho sinh hoạt, NLĐ có thể tích lũy được từ khoảng 60 - 75% để gửi về gia đình.

ben tre, dao tao nghe, xuat khau lao dong
Bộ đội xuất ngũ tham gia hội thảo về xuất khẩu lao động

Lao động làm việc ở nước ngoài trở về Việt Nam đều tìm việc làm ngay để có thêm thu nhập, một số trường hợp NLĐ sau khi hoàn thành hợp đồng về nước trở thành chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh như: bán thức ăn gia súc, sửa đồ điện, sửa chữa và mua bán điện thoại di động, cửa hàng cơ khí, cơ sở sản xuất thạch dừa… đặc biệt có 2 lao động được thuê làm giám đốc điều hành tại công ty của Nhật Bản về lĩnh vực công nghiệp, chế biến nhựa và gia công khuôn dập kim loại tại Long An và TP. Hồ Chí Minh.

Trong hai năm 2016 - 2017, trên địa bàn tỉnh có 38 lao động mẫu mực được sang Hàn Quốc làm việc lần hai và có 15 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được gia hạn hợp đồng.

Theo báo cáo từ Sở LĐ-TB&XH, số lao động đã về nước tính đến hết tháng 6/2018 là 3.905 người. Qua khảo sát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các địa phương, hầu hết các lao động hết hợp đồng XKLĐ về nước đều có việc làm và thu nhập ổn định. Các lao động này trở về nước khởi nghiệp với công việc kinh doanh, làm việc tại các khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và một số tiếp tục tham gia XKLĐ ở những thị trường các nước khác