Tiền đặt cọc đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, lấy lại được không?

10:09
Tôi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản từ hồi đầu năm 2012 theo diện tu nghiệp sinh. Trước khi đi, tôi đã phải mất 50 triệu tiền môi giới, phí 5000 USD và đặt cọc là 60 triệu cùng với sổ đỏ, nhưng cuối năm tôi thi chuyển giai đoạn thì không đạt vì sang đây chỉ đi làm chứ không được học.

Thi lần 2 thì giám đốc nghiệp đoàn cho 20 câu bảo học thuộc nhưng khi đi thi thì không có trong 20 câu đấy nên không đạt và bắt phải về nước. Nếu tôi về nước thì nợ nần chồng chất vì gia đình tôi thuộc hộ nghèo tất cả tiền đi đều vay hết. Vì vậy tôi phải trốn ra ngoài để làm đến giờ này cũng chưa trả hết nợ. Tôi phải làm gì để lấy được số tiền đã đặt cọc và về nước?

Tiền đặt cọc đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, lấy lại được không?
Nhiều Tu nghiệp sinh Nhật Bản về nước mong muốn lấy lại tiền cọc

Trường hợp nào được hoàn lại tiền cọc chống trốn?

Theo quy định tại Luật Người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Điều 23. Tiền ký quỹ của người lao động. Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ theo quy định tại khoản 2 và khoản 4. Điều này để bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.

Như vậy, việc ký quỹ để đảm bảo người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với mục đích hạn chế việc bỏ trốn ra ngoài làm việc. Khoản ký quỹ và tài sản sẽ được hoàn trả cả gốc và lãi khi thanh lý hợp đồng.

Trường hợp của bạn, do bạn đã bỏ trốn ra ngoài làm việc nên tiền ký quỹ sẽ được dùng để bù đắp thiệt hại. Nếu tiền ký quỹ còn thừa thì bạn sẽ được trả lại.

Như vậy, bạn nên làm thủ tục để về nước và đến thanh lý hợp đồng với Công ty đưa bạn đi xuất khẩu lao động. Sau khi thanh lý hợp đồng trừ chi phí để bù đắp thiệt hại do lỗi người lao động gây ra cho doanh nghiệp bạn sẽ được nhận lại số tiền còn thừa và sổ đỏ.

Theo Thông tư 17/2007 Mục III đ 3. Hoàn trả tiền ký quỹ

Ngân hàng hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động sau khi trừ số tiền đã thanh toán theo quy định tại khoản 2, Mục này (nếu có) trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp và người lao động thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (người lao động hoàn thành hợp đồng hoặc về nước trước hạn);
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội

Xóa bỏ cọc chống trốn

Hiện nay, chính sách của Nhật Bản đã nới lỏng cho lao động Việt Nam sang Nhật làm việc. Người lao động không cần đóng khoản tiền cọc chống trốn trước khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nhờ vậy, gánh nặng các khoản chi phí mà người lao động phải chuẩn bị để sang Nhật làm việc giảm đi đáng kể. Đây cũng là tin vui cho những lao động có mong muốn sang Nhật làm việc với mức thu nhập cao.

Trong trường hợp các công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản đưa ra yêu cầu lao động phải đóng cọc trống trốn, người lao động nên cân nhắc vì đây có thể là công ty lừa đảo.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »