Bị hủy hợp đồng xuất khẩu lao động Nhật Bản có lấy lại được tiền cọc không?

14:34
Những trường hợp nào sẽ bị hủy hợp đồng xuất khẩu lao động, và nếu bị hủy thì có lấy lại được tiền cọc không là thắc mắc của rất nhiều lao động khi đăng kí tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này!

bi huy hop dong xuat khau lao dong nhat ban co lay lai duoc tien coc khong

5 trường hợp bị hủy hợp đồng xuất khẩu lao động

Trường hợp 1: Hủy hợp đồng do phía công ty tiếp nhận phía Nhật Bản gặp vấn đề

Nếu bên phía công ty tiếp nhận ở Nhật Bản gặp phải một số vấn đề như phá sản, tạm ngừng kinh doanh …và buộc phải hủy hợp đồng xuất khẩu lao động. 

Đây là trường hợp rất ít gặp nhưng không phải không có, chính vì vậy nếu tham gia chương trình xuất khẩu lao động, bạn nên chú ý những vấn đề sau:
  • Lựa chọn các công ty uy tín, đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực XKLĐ. 
  • Tìm hiểu kỹ về xí nghiệp tiếp nhận bên phía Nhật Bản từ những người đi trước.
  • Lựa chọn các đơn hàng truyền thống, các đơn hàng từ các xí nghiệp đã nhiều lần tuyển chọn TTS. 
Trường hợp này, việc hủy hợp đồng là do bên công ty phía Nhật Bản nên người lao động hoàn toàn có thể lấy lại tiền đã đặt cọc.

Trường hợp 2: Hủy hợp đồng do người lao động không đạt tư cách lưu trú tại Nhật 

Trong trường hợp cục xuất nhập cảnh Nhật Bản không chấp nhận hồ sơ lưu trú của lao động thì bạn sẽ bị hủy hợp đồng xuất khẩu lao động. 
Thông thường, việc xin tư cách lưu trú cho người Việt Nam sang Nhật làm việc theo chương trình thực tập sinh kỹ năng không đạt là do một số lý do sau:

- Đã từng tham gia và thi đỗ chương trình XKLĐ Nhật Bản ở công ty khác nhưng không đi nữa và công ty phải cử đó đã trình hồ sơ xin tư cách lưu trú lên cục.

- Trượt tư cách lưu trú đi du học Nhật Bản. 

Đối với trường hợp bị hủy hợp đồng do nguyên nhân này, người lao động sẽ không lấy lại được tiền đặt cọc hợp đồng.

Trường hợp 3: Hủy hợp đồng do Bộ LĐTB&XH ra quyết định

Trường hợp này có thể là do công ty phải cử mà bạn đang đăng kí tham gia đang bị thanh kiểm tra hoặc gặp vấn đề nào đó. Đối với trường hợp này công ty phái cử phải có trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho bạn.

Trường hợp 4: Hủy hợp đồng do sự thống nhất giữa công ty phái cử và xí nghiệp tiếp nhận

Nguyên nhân dẫn đến việc hủy hợp đồng có thể là do lao động ý thức kém, không cố gắng học ngoại ngữ, mắc tiền án tiền sự trước khi xuất cảnh ...

Với trường hợp này, bạn có thể bị mất toàn bộ tiền cọc vì nguyên nhân dẫn đến hủy hợp đồng là do chính bản thân bạn, vì vậy bạn nên thương lượng với công ty XKLĐ để xin được hoàn trả lại một phần tiền cọc.

bi huy hop dong xuat khau lao dong nhat ban co lay lai duoc tien coc khong
Trong thời gian đào tạo trước xuất cảnh, thực tập sinh nên nghiêm túc học tập tốt 

Trường hợp 5: Hủy hợp đồng do yêu cầu của lao động 

Một số nguyên nhân như người lao động có vấn đề gia đình, bị tai nạn hoặc có vấn đề về sức khỏe trước khi xuất cảnh nên yêu cầu hủy hợp đồng xuất khẩu lao động. 

Đối với trường hợp này, theo thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội có quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cụ thể như sau:

"Các công ty xuất khẩu lao động nước ngoài phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi có thông báo trúng tuyển chính thức. Trong thời gian đó nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài nữa thì doanh nghiệp sẽ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động sẽ phải chịu các khoản chi phí phát sinh mà doanh nghiệp đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài như: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, tiền ăn, học tại trung tâm đào tạo, chi phí làm thủ tục nhập cảnh"

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »