Mắt là 1 trong những tiêu chí xét duyệt khi đăng kí tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản. Chính vì lý do đó, mà đối với nhiều người muốn đi đi XKLĐ Nhật sẽ đặt câu hỏi: Những bệnh nào về mắt không đi được XKLĐ Nhật? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho những ai có quan tâm nhé
NHỮNG BỆNH VỀ MẮT KHÔNG THỂ THAM GIA XKLĐ NHẬT
Theo như danh sách 13 nhóm bệnh bị cấm đi XKLĐ Nhật Bản, nhóm bệnh về mắt cũng chiếm 1 phần trong danh sách này. Cụ thể các bệnh về mắt thuộc diện bị cấm đi XKLĐ Nhật như sau:
- Các bệnh về mắt cấp tính cần được điều trị (cơn glôcôm cấp, viêm thị thần kinh cấp, viêm màng bồ đào cấp….)
- Sụp mi từ độ III trở lên
- Viêm màng bồ đào
- Đục nhân mắt
- Thiên đầu thống
- Quáng gà
- Viêm thần kinh thị giác
- Thoái hoá võng mạc
- Các bệnh mắt có thị lực (có kính) < 8/10 và có biến đổi thị trường
NHỮNG BỆNH BỊ HẠN CHẾ ĐƠN HÀNG
1. Bệnh mù màu
Mù màu hay còn gọi với cái tên rối loạn sắc giác, đây là chứng bệnh làm mắt không phân biệt được màu sắc một cách rõ ràng và chính xác. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, mà người lao động có thể bị mù màu đơn sắc hoặc đa sắc. Tùy vào nguyên nhân mắc bệnh mà có thể chữa trị, tuy nhiên nếu bị mù màu di truyền bạn không thể chữa trị được.
Khi mắc bệnh mù màu, thực tập sinh khá hạn chế trong việc đăng kí các đơn hàng đi XKLĐ Nhật như không tham gia được những đơn hàng đến màu sắc, chi tiết nhỏ và chính xác như: Sơn, Nông nghiệp, điện tử, Hàn, may mặc,... những đơn hàng yêu cầu chính xác về màu sắc cụ thể như sau:
- Đối với đơn hàng sơn như: Sơn xây dựng, sơn kim loại, … với đơn hàng này yêu cầu bắt buộc thực tập sinh phải phân biệt rõ màu sắc. Nếu không phân biệt được bạn sẽ đảo lộn màu sắc lung tung và công trình đó sẽ bị hỏng >>>> Đơn hàng sơn là đơn hàng tuyệt đối cấm người bị mù màu thi tuyển.
- Đối với đơn hàng nông nghiệp đi nhật, đơn hàng nông nghiệp trồng trọt như thu hoạch cà chu, dây tây, thu hoạch hoa,... không nhận thí sinh có mắc bệnh mù màu bởi yêu cầu công viêc thực tập sinh phải phân biệt màu hoa quả để thu hoạch
- Đối với đơn hàng điện tử: Riêng đối với đơn hàn điện tử, ngoài đòi hỏi về không mù màu ra phía xí nghiệp Nhật Bản còn yêu cầu người lao động thị lực tốt. Với lý do đơn hàng yêu cầu rất cao sự tỉ mỉ, có nhiều chi tiết nhỏ và yêu cầu độ chính xác cao. Tất nhiên trong linh kiện điện tử nhỏ bé đó sẽ được sơn màu sắc để người lao động dễ phát hiện.
- Đối với đơn hàng Hàn: Đây là công việc đòi hỏi kỹ thuật tay nghề và độ chính xác cao. Do vậy, người lao động không những có tay nghề tốt mà mắt phải nhìn rõ để phân biệt về các mối hàn.
- Đối với đơn hàng may mặc: Việc may mặc đòi hỏi thực tập sinh rất cao trong việc phân biệt màu sắc. Nếu không phân biệt được rất có khả năng thực tập sinh bị lộn màu vải và chỉ may
Ngoài các đơn hàng trên, một số đơn hàng ngành xây dựng cũng không nhận thực tập sinh mù màu như lát gạch men, ốp lát,....
LƯU Ý:
Người bị mù màu cũng cần lưu ý, và phải được tư vấn kỹ khi chọn ngành nghề tham gia. Bởi nhiều công việc họ sẽ không thể làm được, chắc chắn sẽ không được tiếp nhận.
Việc bị mù màu nghiêm cấm che dấu xí nghiệp và công ty phái cử, bởi người lao động hoàn toàn có thể phải chịu mọi hậu quả khi xí nghiệp dừng hợp đồng, gây khó khăn sau khi nhập cảnh.
2. Bệnh cận thị
Bệnh cận thị là một dị tật ở mắt và làm cho người bị bệnh rất khó khăn để nhìn vật ở phía xa. Thông thường mắt 6/ 10 là bạn có thể vào được một số đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Ví dụ như:
- Các đơn về lắp ráp linh kiện điện tử thường yêu cầu mắt 8/10 trở lên
- Mặt bằng chung các ngành nghề thì thị lực 6/10 hoàn toàn có thể tham gia bình thường
- Môt số ngành không yêu cầu cao về thị lực như nông nghiệp, bao bì, thực phẩm,... cũng không yêu cầu cao thì mắt 4/10 có thể tham gia được
Vì thế, nếu bạn muốn tham gia thi tuyển nhiều đơn hàng thì bạn phải điều chỉnh độ cận của mình thấp hơn như: Đi mổ mắt, tia mắt… Với việc điều chỉnh như vậy, mắt của bạn cũng giảm độ cận được vài độ. Riêng những bạn mà cận 2/ 10 thì gần như không có đơn hàng nào mà bạn có đủ yêu cầu về mắt để thi tuyển.
EmoticonEmoticon